Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Đối đáp với vua

Cảm thụ văn học bài Đối đáp với vua - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Đối đáp với vua là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Đối đáp với vua

Đối đáp với vua

1. Một iần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.

2. Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.

3. Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:

Nước trong leo lẻo cá đớp cá.

Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:

Tròi nắng chang chang người trói người.

Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.

Theo Quốc Chấn

Cách đọc

Những chi tiết nói về hành vi của nhà vua và quân lính thể hiện thái độ oai nghiêm, hách dịch; những chi tiết nói về hành vi của cậu bé thể hiện sự bướng bỉnh, tinh quái.

Hai vế đối đọc chậm, rõ ràng, nhấn vào từng từ đối nhau:

Nước/ trong/ leo lẻo/ cá / đớp/ cá;

Trời/ nắng / chang chang/ người trói / người.

Gợi ý cảm thụ

Thời xưa, nhà vua khi ngự giá, dân chúng trên đường phải tránh hết, cho nên người dân thường muốn xem mặt vua cũng chẳng dễ gì. Cậu bé Cao Bá Quát muốn xem mặt vua phải tìm cách để “được” bắt. Đó là một cách rất mạo hiểm, chẳng khác gì đùa với tử thần. Nhưng chỉ bằng cách ấy mới có thể giáp mặt vua. Phải đủ can đảm và đủ tài năng mới dám làm việc đó.

Và bọn lính đã trúng kế của cậu. Cậu được giải đến trước mặt vua như một kẻ tội phạm. Biết vua Minh Mạng là một người hay chữ, cậu tự xưng là học trò và thế là đến lượt nhà vua “trúng kế” cậu: ra vế thách đối. Cái rắc rối trong vế ra chủ yếu nằm ở 3 chữ cuối: “cá đớp cá”. Nó vừa lặp hai lần chữ “cá” vừa chỉ một hình ảnh thực đang diễn ra dưới hồ: cá lớn đớp cá nhỏ. Người đối lại phải tìm được chữ sao cho đối lại và cũng phải chỉ được một sự việc có thực vừa diễn ra. Cậu bé đối lại ba chữ cuối bằng “người trói người” (chỉ việc cậu bị bọn lính bắt trói). Đối như thế là rất chuẩn, đạt cả “chữ” lẫn “nghĩa”. Vế đối lại vừa khiến vua không thể bắt bẻ chỗ nào vừa khiến vua phục tài, cho nên không có cách nào khác là phải tha cho cậu.

Câu chuyện cho thấy trí thông minh và lòng can đảm của Cao Bá Quát đã có ngay từ nhỏ. Và ta biết rằng lớn lên, Cao Bá Quát là một nhà thơ tài hoa, một ông quan khảng khái. Căm ghét triều đình nhà Nguyễn thối nát, về sau ông lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và đã hi sinh.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm