Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

40 bài cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án

40 bài cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án

40 bài văn cảm thụ văn học lớp 3 có đáp án được VnDoc sưu tầm chọn lọc với nhiều bài làm văn hay về tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật... hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thu hoàn chỉnh sao cho hay hơn. Mời quý thầy cô, quý phụ huynh và các em tham khảo, tải về bản chi tiết.

Bài tập ôn luyện từ và câu ôn hè lớp 3

101 bài Toán tự luyện nâng cao lớp 3 - Bài tập hè

1. Viết về cửa sổ của ngôi nhà thân thương, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn có những câu sau:

Cửa số là mắt của nhà
Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài.
Cửa sổ là bạn của người
Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa.

Hãy cho biết: Đoạn thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật? Biện pháp nghệ thuật đó đã giúp em cảm nhận được điều gì?

Bài làm:

Đoạn thơ trên nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nổi bật là so sánh và nhân hóa. Bằng biện pháp nghệ thuật đó tác giả đã nói lên ý nghĩa đẹp đẽ của ngôi nhà thân thương: giúp em được sống gần gũi, chan hòa với thiên nhiên, đất nước ("Nhìn lên trời rộng, nhìn ra sông dài"), luôn sẵn sàng giúp em vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống ("Giơ lưng che cả khoảng trời gió mưa")

2. Trong bài Cô Tấm của mẹ, nhà thơ Lê Lam Sơn có viết:

Bao nhiêu công việc lặng thầm
Bàn tay của bé đỡ đần mẹ cha
Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan

Đoạn thơ giúp em thấy được những điều gì đẹp đẽ?

Bài làm

Đoạn thơ trên đa giúp em cảm nhận được những điều đẹp đẽ của cô bé đáng yêu là: cô bé đã âm thầm lặng lẽ làm nhiều công việc đỡ đần cho mẹ cha, học hành giỏi giang, cư xử tốt với với mọi người (tính nết na). Cô bé xứng đáng là cô tấm ngoan của cha mẹ, luôn đem niềm vui, hạnh phúc đến cho mọi người.

3. Trong bài Tiếng chim buổi sáng, nhà thơ Định Hải viết:

Tiếng chim lay động lá cành
Tiếng chim đánh thức chồi xanh dạy cùng
Tiếng chim vỗ cánh bầy ong
Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm

Theo em, nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả tiếng chim buổi sáng? Biện pháp nghệ thuật đó giúp em cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa như thế nào?

Bài làm

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa để miêu tả tiếng chim buổi sáng. Biện pháp nhân hóa giúp ta cảm nhận được tiếng chim buổi sáng có ý nghĩa thật sâu sắc: Tiếng chim không chỉ làm cho mọi vật xung quanh trở nên tràn đầy sức sống (lay động lá cành, đánh thức chồi xanh) mà còn thôi thúc chúng đem lại lợi ích thiết thực cho mọi người (vỗ cánh bầy ong đi tìm mật cho đời, tha nắng rải đồng vàng thơm – làm nên những hạt lúa vàng nuôi sống con người).

4. Nghĩ về người bà thân yêu của mình, nhà thơ Nguyễn Thụy Kha có viết:

Tóc bà trắng tựa mây bông
Chuyện bà như giếng cạn xong lại đầy.

Hãy cho biết: phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy được hình ảnh người bà như thế nào?

Bài làm

Phép so sánh được sử dụng trong hai dòng thơ trên giúp em thấy: Mái tóc của bà được so sánh với hình ảnh đám "mây bông" trên cho thấy bà có vẻ đẹp hiền từ, cao quý và đáng trân trọng. Chuyện của bà kể cho cháu nghe được so sánh với hình ảnh cái giếng thân thuộc ở làng quê Việt Nam cứ cạn xong lại đầy, ý nói: Kho chuyện của bà rất nhiều, không bao giờ hết, đó là những câu chuyện dành kể cho cháu nghe với tình yêu thương đẹp đẽ.

5. BÓNG MÂY

Hôm nay trời nắng chang chang
Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày
Ước gì em hóa đám mây
Em che cho mẹ suốt ngày bóng râm

(Thanh Hào)

Đọc bài thơ trên, em thấy được những nét đẹp gì về tình cảm của người con đối với mẹ?

Bài làm

Qua hai câu thơ: "Hôm nay trời nắng chang chang/Mẹ em đi cấy phơi lưng cả ngày", em thấy để nuôi con khôn lớn người mẹ đi làm trong hoàn cảnh thời tiết thật khác nghiệt (nắng chang chang) chính trong cảnh thời tiết khắc nghiệt đó em bé đã ước muốn mình làm đám mây (ước gì em hóa đám mây) để che bóng mát cho mẹ. Ước muốn đó của em bé thật hồn nhiên nhưng cũng thật cao đẹp và chứa đầy tình cảm của người con dành cho mẹ.

6. Trong bài Tuổi Ngựa nhà thơ Xuân Quỳnh có viết:

Tuổi con là tuổi Ngựa
Nhưng mẹ ơi, đừng buồn
Dẫu cách núi cách rừng
Dẫu cách sông cách biển
Con tìm về với mẹ
Ngựa con vẫn nhớ đường.

Hãy cho biết: Người con muốn nói với mẹ điều gì? Điều đó cho ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ như thế nào?

Bài làm

Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là Tuổi ngựa nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa.

Nơi con đến có thể rất xa mẹ ("cách núi cách rừng, cách sông cách biển"). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ ("Con tìm về với mẹ - Ngựa con vẫn nhớ đường"). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu sâu nặng của người con đối với mẹ.

7. Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang Huy viết:

Dù giáp mặt cùng biển
Cửa sông chẳng dứt cội nguồn
Lá xanh mỗi lần trôi xuống
Bỗng ... nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hóa được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Bài làm

Những hình ảnh nhân hóa: Cửa sông dù giáp mặt cùng biển rộng nhưng chẳng dứt được cội nguồn; lá xanh trôi xuống đến cửa sông bỗng nhớ một vùng núi non.

Qua những hình ảnh trên, tác giả muốn cảm luôn gắn bó, thủy chung, không quên cội nguồn (nơi đa sinh ra) của mỗi con
người.

8. Trong bài thơ Mặt trời xanh của tôi, nhà thơ Nguyễn Viết Bình có viết:

Rừng cọ ơi! Rừng cọ!
Lá đẹp, lá ngời ngời
Tôi yêu thường vẫn gọi
Mặt trời xanh của tôi

Theo em, khổ thơ trên đa bộc lộ tình cảm của tác giả đối với rừng cọ của quê hương như thế nào?

Bài làm

Khổ thơ bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!") tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở dòng thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xòe những cánh nhỏ dài trong xa như mặt trời đang tỏa những tia nắng xanh) mà còn bộc rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ quê hương.

9. Trong bài thơ Bè xuôi sông La, nhà thơ Vũ Duy Thông viết:

Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi

Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của sông La như thế nào?

Bài làm

Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quến rũ của dòng sông La quê hương. Nhà thơ đã nhân hóa sông La một cách trìu mến như gọi một con người. Cách so sánh dòng sông La "Trong veo như ánh mắt" làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. Những lũy tre rủ bóng xuống mặt sông cũng được nhân hóa thành: "Bờ tre xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi" Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương. Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người.

10. Trong bài thơ Dòng sông mặc áo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có viết như sau:

Sáng ra thơm đến ngẩn ngơ
Dòng sông đã mặc bao giờ áo hoa
Ngước lên bỗng gặp la đà
Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai.

Những câu thơ trên đa giúp em phát hiện ra vẻ đẹp gì của dòng sông quê hương tác giả?

Bài làm

Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã miêu tả dòng sông quê hương thật đẹp: Sông cũng như người được mang trên mình chiếc áo rất đặc biệt. Đó là chiếc áo vừa có hương thơm ("thơm đến ngẩn ngơ") vừa có màu hoa thật đẹp và hấp dẫn ("ngàn hoa bưởi đã nở nhòa áo ai"). Dòng sông được mặc chiếc áo đó dường như trở nên đẹp hơn và làm cho tác giả thấy ngỡ ngàng, xúc động.

11.

Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đo nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông

Đọc đoạn thơ trên, em thấy được những ý nghĩ và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương như thế nào?

Bài làm

Đọc đoạn thơ, ta thấy tác giả đã suy nghĩ và gắn bó với quê hương thông qua những hình ảnh rát cụ thể. Đây là một cánh diều biếc thả trên cánh đồng đa in đậm dấu ấn tuổi thơ đẹp đẽ thú vị trên quê hương. Kia là con đò nhỏ khua nước trên dòng sông quê hương với âm thanh nhẹ nhàng, êm đềm mà lắng đọng. Có thể nói, những sợ vật đơn sơ, giản dị trên quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm con người và đã trở thành những kỉ niệm không thể nào quên. Nghĩ về quê hương như vậy ta càng thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.

12. Trong bài thơ Tiếng hát mùa gặt, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:

Gió nâng tiếng hát chói chang
Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì nổi bật ở hai câu thơ trên? Nhờ biện pháp nghệ thuật nổi bật đó, em cảm nhận được nội dung, ý nghĩa gì đẹp đẽ?

Bài làm

Biện pháp nghệ thuật nổi bật ở hai câu thơ trên là biện pháp nhân hóa (thể hiện ở các từ nâng, liếm). Nhờ biện pháp nhân hóa đó đã làm nổi bật cảnh mùa gặt ở nông thôn Việt Nam thật tươi vui, náo nức (gió nâng tiếng hát chói chang); cánh đồng lúa tốt mênh mông hứa hẹn cuộc sống ấm no (Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời). Tất cả đã tạo nên một không khí đầm ấm, thanh bình nơi thôn quê khi mùa gặt đến.

13. Trong bài thơ Quê hương nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết:

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Đoạn thơ trên đã gợi cho em nghĩ đến điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?

Bài làm

Đoạn thơ trên đã gợi những điều đẹp đẽ và sâu sắc đó là: Mỗi người chỉ có một quê hương như là chỉ có một mẹ đã sinh ra mình. Quê hương là tất cả nhưng trước hết là hình ảnh người mẹ thân yêu.

Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương, không yêu quê hương cũng như không nhớ, không yêu mẹ thì người đó dù to lớn về thân xác cũng không thể nói đã trưởng thành và "lớn lên" với ý nghĩa là người có tâm hồn đẹp.

14: Tìm các hình ảnh so sánh trong những đoạn thơ dưới đây. Trong những hình ảnh so sánh này em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?

Khi vào mùa nóng
Tán lá xoè ra
Như cái ô to
Đang làm bóng mát.
Bóng bàng tròn lắm
Tròn như cái nong
Em ngồi vào trong
Mát ơi là mát.

Bài làm:

Các hình ảnh so sánh trong hai đoạn thơ đó là: "Tán lá xoè ra như cái ô to..." và "Bóng bàng tròn lắm tròn như cái nong". Trong các hình ảnh so sánh trên, em thích nhất hình ảnh "Tán lá xoè ra như cái ô to...". Tán bàng tròn, to, xòe rộng giống như một cái ô khổng lồ che rợp mát cả khoảng sân rộng. Chúng em tha hồ vui chơi dưới tán bảng mà không lo bị nắng. Tán bàng như là người bạn thân thiết của chúng em. Em mong sao tán bàng càng xòe rộng hơn để đón thật nhiều các bạn của em vào cùng vui chơi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
159
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Thúy Nguyễn Thị
    Thúy Nguyễn Thị

    hay 😊

    Thích Phản hồi 09/05/23
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi KSCL đầu năm lớp 3

    Xem thêm