Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Người liên lạc nhỏ

Cảm thụ văn học bài Người liên lạc nhỏ - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Người liên lạc nhỏ là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Người liên lạc nhỏ

Người liên lạc nhỏ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu:

– Nào, bác cháu ta lên đường!

Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường.

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát.

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi:

– Bé con đi đâu sớm thế?

Kim Đồng nói:

– Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm.

Trả lời xong, Kim Đồng quay lại, gọi:

– Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!

4. Mắt giặc tráo trưng mà hoá thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.

Theo Tô Hoài

Cách đọc

Đọc giọng kể; chú ý phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật. Đoạn 1 đọc giọng kể bình thường; đoạn 2 đọc giọng hồi hộp; đoạn 3 đọc giọng Kim Đồng rất tự nhiên, bình thản. Đoạn 4 đọc giọng vui, phấn khởi (nhất là câu cuối bài).

Gợi ý cảm thụ

Vào những năm 40 của thế kỉ XX, khi mà đất nước ta còn đắm chìm trong vòng nô lệ, nhân dân ta sống rên xiết dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược thì ở vùng Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng xa xôi đã có những thiếu niên tuổi nhỏ chí lớn, sớm giác ngộ cách mạng, nhiệt tình tham gia cách mạng, “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – Tuỳ theo sức của mình”, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng… Đó là người Đội viên Thiếu niên tiền phong đầu tiên ở nước ta: anh Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Công việc nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn mà anh Kim Đồng đảm nhiệm lúc ấy là làm nhiệm vụ liên lạc, dẫn đường và canh gác cho các cán bộ cách mạng. Bài văn Người liên lạc nhỏ nói trên của nhà văn Tô Hoài kể về một trong những lần anh Kim Đồng dẫn đường cho các cán bộ cách mạng. Các em đã biết, vào thời điểm này, thực dân Pháp xâm lược còn chiếm đóng nước ta, các cán bộ cách mạng phải hoạt động bí mật để lãnh đạo nhân dân ta đứng lên chống thực dân xâm lược, giải phóng đất nước.

Qua câu chuyên Người liên lạc nhỏ, ta thấy phẩm chất nổi bật nhất của anh Kim Đồng được thể hiện, khắc hoạ ở đây, đó là sự thông minh, nhanh trí và dũng cảm. Tình huống để qua đó anh Kim Đồng bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của mình là tình huống trên đường anh Kim Đồng làm nhiệm vụ thì gặp bọn địch đi tuần. Anh đã bình tĩnh, chủ động tìm cách đối phó với kẻ thù và vượt qua tình huống nguy hiểm này. Anh không hề bối rối, sợ sệt mà “bình tĩnh huýt sáo” báo hiệu để “ông ké” kịp tránh vào ven đường. Tình thế càng nguy hiểm, gay cấn hơn khi không kịp nữa, bọn địch đã trông thấy và “chúng nó kêu ầm lên”. Anh Kim Đồng vẫn không bối rối mà nhanh trí trả lời bọn địch khi chúng hỏi: “Bé con đi đâu sớm thế?”, anh Kim Đồng trả lời: “Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm”. Rồi anh chủ động, thản nhiên quay lại gọi “ông ké”: “Già ơi! Ta đi thôi! Về nhà cháu còn xa đấy!”. Một màn kịch được dựng lên nhằm che mắt địch tưởng không thể khéo hơn được. Trong tình huống ấy, nếu anh Kim Đồng có những biểu hiện, dù là rất nhỏ, của sự vụng về, thiếu tự nhiên, bọn địch sẽ phát hiện được ngay. Nhưng bằng sự thông minh, nhanh trí của mình, anh Kim Đồng hoàn toàn qua mặt bọn chúng, khiến chúng không mảy may nghi ngờ. Thế là hai bác cháu – một cán bộ cách mạng và một chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi – đã thoát hiểm một cách ngoạn mục. Và như ta biết, qua sự việc này, anh Kim Đồng không chỉ thể hiện sự thông minh, nhanh trí mà còn thể hiện sự dũng cảm tuyệt vời. Bởi lẽ, nếu bọn địch phát hiện ra thì cả “ông ké” và anh Kim Đồng sẽ bị bắt và tính mạng sẽ không được bảo toàn.

Như vậy, anh Kim Đồng tuy còn nhỏ nhưng đã là một chiến sĩ liên lạc của cách mạng, dám đảm nhiệm những công việc quan trọng, nguy hiểm, khi gặp địch vẫn bình tĩnh tìm cách đối phó, bảo vệ cán bộ. Bài văn trên rất mộc mạc, các tình tiết trong câu chuyện cũng đơn giản nhưng thực sự là một bài ca ca ngợi sự thông minh, tài trí và lòng dũng cảm tuyệt vời của một trong những người con ưu tú của dân tộc Việt Nam: anh Kim Đồng.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm