Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Người mẹ

Cảm thụ văn học bài Người mẹ - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Người mẹ là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của cốt truyện. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Người mẹ

Người mẹ

1. Bà mẹ chạy ra ngoài, hớt hải gọi con. Suốt mấy đêm ròng thức trông con ốm, bà vừa thiếp đi một lúc, Thần Chết đã bắt nó đi.

Thần Đêm Tối đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen, bảo bà:

– Thần Chết chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi đâu.

Bà mẹ khẩn khoản cẩu xin Thần chỉ đường cho mình đuổi theo Thần Chết. Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà.

2. Đến một ngã ba đường, bà mẹ không biết phải đi lối nào. Nơi đó có một bụi gai băng tuyết bám đầy. Bụi gai bảo:

– Tôi sẽ chỉ đường cho bà, nếu bà ủ ấm tôi.

Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Bụi gai đâm chổi, nảy lộc và nở hoa ngay giữa mùa đông buốt giá. Bụi gai chỉ đường cho bà.

3. Bà đến một hồ lớn. Không có một bóng thuyền. Nước hổ quá sâu. Nhưng bà nhất định vượt qua hồ để tìm con. Hổ bảo:

– Tôi sẽ giúp bà, nhưng bà phải cho tôi đôi mắt. Hãy khóc đi, cho đến khi đôi mắt rơi xuống!

Bà mẹ khóc, nước mắt tuôn rơi lã chã, đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hổ, hoá thành hai hòn ngọc. Thế là bà được đưa đến nơi ở lạnh lẽo của Thần Chết.

4. Thấy bà, Thần Chết ngạc nhiên, hỏi:

– Làm sao ngươi có thể tìm đến tận nơi đây?

Bà mẹ trả lời:

– Vì tôi là mẹ. Hãy trả con cho tôi!

Theo An-đéc-xen (Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)

Cách đọc

Đoạn 1: đọc với giọng hồi hộp, dồn dập, thể hiện tâm trạng hoảng hốt của người mẹ khi bị mất con. Nhấn giọng ở các từ ngữ: hớt hải, thiếp đi, nhanh hơn gió, chẳng bao giờ trả lại, khẩn khoản cầu xin.

Đoạn 2 và 3: đọc với giọng thiết tha, thể hiện sự sẵn lòng hi sinh của người mẹ trên đường tìm con. Nhấn giọng ở các từ ngữ: không biết, băng tuyết bám đầy, ủ ấm, ôm ghì, đâm, nhỏ xuống, đâm chồi, nảy lộc, nở hoa.

Đoạn 4: đọc chậm, rõ ràng từng câu. Giọng Thần Chết ngạc nhiên. Giọng người mẹ điềm đạm, khiêm tốn, dứt khoát.

Gợi ý cảm thụ

Người mẹ là một câu chuyện cảm động viết về tấm lòng người mẹ, người mẹ có thể làm tất cả, hi sinh tất cả vì con. Một câu chuyện buồn có đau ốm, bệnh tật, có đau thương, chết chóc, có rớm máu, hi sinh,… có tất cả nỗi đau cả về thể xác và tâm hồn. Song trên cả nỗi đau, điều đọng lại trong tâm trí của độc giả là tình mẫu tử thiêng liêng.

Truyện không bắt đầu bằng lối kể chuyện quen thuộc của truyện cổ tích mà đưa ngay người đọc vào tình huống bất ngờ: một người mẹ vừa bị mất con. Bà mẹ thức mấy đêm ròng trông đứa con ốm. Mệt quá, bà thiếp đi. Tỉnh dậy, thấy mất con, bà hớt hải gọi tìm. Thần Đêm Tối nói cho bà biết: con bà đã bị Thần Chết bắt. Bà cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường cho bà đuổi theo Thần Chết.

Thần Đêm Tối xuất hiện chỉ đường cho bà mẹ. Có điều, ở đây, bà mẹ đã khẩn khoản cầu xin thần chỉ đường đi tìm con, không phải thần xuất hiện và hoá phép cho con bà sống lại. Nhà văn An-đéc-xen đưa ta vào thế giới cổ tích và sáng tạo câu chuyện theo cách của riêng mình. Đây là sự kiện đầu tiên chuẩn bị để bà mẹ bước vào những thử thách lớn lao ở phía trước trên hành trình đi tìm con. Thần Đêm Tối đã đóng giả một bà cụ mặc áo choàng đen. Thần Đêm Tối nói cho bà biết, Thần Chết “chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ trả lại những người lão đã cướp đi”. Đó là sự thật, không thể thay đổi, người chết không thể sống lại. Nhưng bà mẹ vẫn quyết tâm đuổi kịp Thần Chết.

Để bụi gai chỉ đường cho mình, không chút băn khoăn, bà mẹ chấp nhận yêu cầu của bụi gai. Bà “ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm nó”, làm nó “đâm chồi, nảy lộc và nở hoa giữa mùa đông buốt giá”, dĩ nhiên, gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ xuống từng giọt đậm. Sự đau đớn về thể xác không hề làm bà nao núng.

Để hồ nước chỉ đường cho mình đến nơi ở của Thần Chết, bà làm theo lời của hồ nước, bà khóc đến nỗi đôi mắt theo dòng lệ rơi xuống hồ, hoá thành hai hòn ngọc. Và sau hai thử thách nghiệt ngã, phải đau đớn ứa máu, phải đánh đổi đôi mắt, bà đã đến nơi ở của Thần Chết.

Hình ảnh người mẹ khiến ta cảm phục và xúc động vô cùng. Người mẹ có thể làm tất cả, thậm chí đánh đổi sinh mạng của mình để cứu con. Nếu như ở đầu tác phẩm, người mẹ cầu xin Thần Đêm Tối chỉ đường thì kết thúc truyện, người mẹ không khẩn cầu mà dứt khoát yêu cầu Thần Chết trả lại đứa con bé bỏng cho mình. Khi đã vượt qua những thử thách ghê gớm, bà không hề có cảm giác đau đớn dẫu cho khắp người bị thương vì gai đâm, đôi mắt không còn,… Bởi còn gì đau đớn hơn nỗi đau mất con? Ngay cả Thần Chết lạnh lẽo cũng không làm bà mảy may run sợ. Tình yêu con là động lực thôi thúc bà hành động. Cuộc sống của bà chỉ có ý nghĩa khi bà tìm thấy con, đòi được con.

Câu chuyện chỉ dừng ở đó. Liệu Thần Chết có trả con cho bà không bởi vì như lời của Thần Đêm Tối thì câu trả lời sẽ là không? Còn bà mẹ, khi bà đã bước vào nơi ở của Thần Chết nghĩa là bà cũng không còn trên cõi trần nữa. Lòng yêu thương vô bờ bến của người mẹ dành cho con làm ta xúc động. Câu chuyện buồn đến vô cùng, tình mẫu tử cao cả đến vô cùng!

Ngoài tài liệu lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm