Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Cảm thụ văn học bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

Sự tích lễ hội Chử Đồng Tử

1. Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên bờ sông Hồng, có một chàng trai tên là Chử Đồng Tử. Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có một chiếc khố mặc chung. Khi cha mất, chàng thương cha nên đã quấn khố chôn cha, còn mình đành ở không.

2. Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy một chiếc thuyền lớn và sang trọng tiến dần đến. Đó là thuyền của công chúa Tiên Dung, con gái vua Hùng, đang du ngoạn. Chàng hoảng hốt, chạy tới khóm lau thưa trên bãi, nằm xuống, bới cát phủ lên mình để ẩn trốn. Nào ngờ, công chúa thấy cảnh đẹp, ra lệnh cắm thuyền, lên bãi dạo rồi cho vây màn ở khóm lau mà tắm. Nước giội làm trôi cát đi, để lộ một chàng trai khoẻ mạnh. Công chúa rất đỗi bàng hoàng. Nhưng khi biết rõ tình cảnh nhà chàng, nàng rất cảm động và cho là duyên trời sắp đặt, liền mở tiệc ăn mừng và kết duyên với chàng.

3. Sau đó, vợ chồng Chử Đồng Tử không về kinh mà tìm thầy học đạo và đi khắp nơi truyền cho dân cách trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Cuối cùng cả hai đều hoá lên trời. Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn nhiều lần hiển linh giúp dân đánh giặc.

4. Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Theo Hoàng Lê

Cách đọc

Đọc chậm. Đoạn 2 thể hiện sự hồi hộp rồi chuyển sang vui mừng.

Đọc ngắt các trạng ngữ ở đầu câu. Ví dụ:

– Đời Hùng Vương thứ 18, ở làng Chử Xá bên sông Hồng, có một chàng trai…

– Nhà nghèo, mẹ mất sớm, hai cha con chàng chỉ có…

– Một hôm, đang mò cá dưới sông, chàng thấy.

-Sau khi đã về trời, Chử Đồng Tử còn…

– Cũng từ đó hằng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi…

Gợi ý cảm thụ

Những người dân chài thường nghèo nhưng hiếm ai nghèo như cha con Chử Đồng Tử: hai cha con chỉ có một chiếc khố. Khi cha mất, chàng lại chôn cho cha chiếc khố duy nhất. Không ai có thể nghèo hơn thế nữa.

Không may cho chàng, một hôm công chúa Tiên Dung đi du ngoạn qua khúc sông chàng đang dầm mình. Lại không may cho chàng, công chúa thấy chỗ đó cảnh đẹp, liền quây màn tắm vào trúng chỗ chàng ẩn trốn. Gặp trường hợp như thế, thông thường công chúa thẳng tay trừng trị. Nhưng công chúa là người nhân từ, lại rất cảm động về tình cảnh của chàng trai nghèo, và cho rằng đó là duyên trời, nên quyết định kết duyên với chàng.

Quyết định kết duyên với Chử Đồng Tử của công chúa là một quyết định táo bạo. Hẳn vua cha sẽ rất giận khi biết chuyện này và công chúa sẽ bị trừng phạt, không được hưởng chút bổng lộc nào của vua cha nữa.

Nhưng công chúa đã quyết định ở lại, gắn bó cuộc đời mình với chàng trai nghèo và nhân dân quanh vùng. Từ cuộc sống “lá ngọc cành vàng”, công chúa trở thành người lao động. Hai vợ chồng còn dạy dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải. Từ vùng hoang vu, thưa thớt, họ biến thành xóm làng trù phú. Về sau vợ chồng Chử Đồng Tử bay về trời nhưng thỉnh thoảng vẫn hiển linh giúp dân đánh giặc. Nghĩa là họ đã bất tử trong kí ức của nhân dân.

Câu chuyện tình đẹp đẽ này khiến ta nghĩ đến một câu chuyện tình khác cũng xảy ra vào thời ấy, nhưng vô cùng buồn thảm, ấy là chuyện Trương Chi. Công chúa Mị Nương không thể vượt qua thành kiến giàu nghèo để lấy Trương Chi, một chàng thuyền chài nghèo và xấu xí, chỉ có mỗi giọng hát hay. Cuối cùng chàng phải gieo mình xuống sông nhưng oan tình thì vẫn nguyên vẹn, làm cho Mị Nương mãi đau lòng và hối hận.

Câu chuyện giải thích nguồn gốc một lễ hội nhưng đằng sau chuyện lễ hội là mong ước về tình yêu và hôn nhân bình đẳng, ước mơ về cuộc sống sung túc, lòng biết ơn tổ tiên, nhất là những người đi mở đất.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm