Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hướng dẫn cảm thụ văn học lớp 3 bài Hai Bà Trưng

Cảm thụ văn học bài Hai Bà Trưng - Tiếng Việt lớp 3

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Hai Bà Trưng là tài liệu tham khảo giúp các em học sinh có thêm nhiều vốn từ phong phú để cảm nhận tốt về bài đọc, hiểu được nội dung chính của bài văn. Tài liệu này sẽ giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng viết văn và cách hoàn thành những bài văn cảm thụ hoàn chỉnh.

Cảm thụ văn học lớp 3 bài Hai Bà Trưng

Hai Bà Trưng

1. Thuở xưa, nước ta bị giặc ngoại xâm đô hộ. Chúng thẳng tay chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, khiến bao người thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng,… Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.

2. Bấy giờ, ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cha mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng cùng chí hướng với vợ. Tướng giặc Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

3. Nhận được tin dữ, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Trước lúc trẩy quân, có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang. Trưng Trắc

– Không! Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn khích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.

Hai Bà Trưng bước lên bành voi, Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà. Tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.

4. Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân của đoàn quân khởi nghĩa, Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù. Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.

Theo Văn Lang

Cách đọc

Bài văn là một câu chuyện lịch sử kể về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Khi đọc, cần ngắt giọng rõ ràng khi chuyển sang sự kiện mới (đã được đánh số), nhấn mạnh vào các từ ngữ gợi tả: đoàn quân rùng rùng lên đường; giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn; tiếng trống đồng dội lên vòm cây, đập vào sườn đồi.

Hai đoạn đầu đọc chậm, giọng xót xa, căm giận; đoạn 3 đọc nhanh hơn, giọng phấn khởi, mạnh mẽ; đoạn 4 đọc hơi nhanh, tự hào, sảng khoái.

Gợi ý cảm thụ

Những năm đầu sau Công nguyên, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Dưới ách tham tàn của chúng, dân ta vô cùng cực khổ. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, toàn dân ta nhất tề hưởng ứng, chẳng bao lâu thu lại non sông.

Bài văn làm sống lại không khí cuộc khởi nghĩa, một sự kiện xảy ra năm 40, cách nay gần hai nghìn năm.

Bọn quan quân đô hộ thi hành chính sách rất tàn bạo: thẳng tay chém giết, cướp hết ruộng đất màu mỡ. Đặc biệt, chúng vét sản vật quý hiếm như thú lạ, ngọc trai, khiến dân ta phải lên rừng đặt bẫy, xuống biển mò ngọc, những công việc vô cùng nguy hiểm, nhiều người dân đã bỏ mạng vì thú dữ. Hình ảnh “lòng dân oán hận ngút trời” cho thấy lòng căm thù tột độ chất chứa trong lòng dân ta, chỉ chờ có người lãnh đạo là vùng lên.

Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị quê làng Hạ Lôi, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay là ngoại thành Hà Nội). Bà Trưng Trắc lấy chồng là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (Đan Phượng, Hà Tây, nay là ngoại thành Hà Nội). Thi Sách ngầm nuôi chí lớn chống giặc; biết được điều đó, thái thú Tô Định tìm cách sát hại Thi Sách. Thù nhà, nợ nước chồng chất, Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân đứng lên đánh đuổi quân xâm lược.

Hai Bà ra trận thật độc đáo: Dù Thi Sách mới mất, quân lính xin mặc đồ tang nhưng Trưng Trắc không đồng ý. Chính Hai Bà mặc thật đẹp, cưỡi voi chỉ huy, hiên ngang, lẫm liệt. Nhân dân vì thế phấn khích, theo rất đông, còn quân giặc trông thấy thì “kinh hồn”. Hình ảnh “Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của Hai Bà…” cho thấy khí thế quật khởi của toàn dân tộc, nó như một dòng thác, làm cho ”Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới chân đoàn quân khởi nghĩa”. Tô Định trước kia hung ác, tàn bạo bao nhiêu thì lúc này hèn nhát, thảm hại bấy nhiêu, phải “ôm đầu chạy về nước”.

Đất nước được giải phóng, nhân dân thoát khỏi cảnh lầm than. Sách Đại Nam quốc sử diễn ca, một cuốn cổ sử bằng văn vần đã viết về Hai Bà đầy tự hào như sau:

Bà Trưng quê ở Châu Phong

Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên

Chị em nặng một lời nguyền

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân

Ngàn Tây nổi áng phong trần

Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên

Hồng quần nhẹ bước chinh yên

Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành

Đô kì đóng cõi Mê Linh

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta

Ba thu gánh vác sơn hà

Một là báo phục, hai là bá vương.

Ngoài tài liệu môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo thêm các dạng Đề thi học kì 1 lớp 3Đề thi học kì 2 lớp 3 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Tiếng Việt lớp 3 Chương trình mới

    Xem thêm