Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Khái niệm và các hình thức bảo lãnh phát hành

Chúng tôi xin giới thiệu bài Khái niệm và các hình thức bảo lãnh phát hành được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Thị trường chứng khoán để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm

Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Như vậy, bảo lãnh phát hành bao gồm cả việc tư vấn tài chính và phân phối chứng khoán.

Các hình thức bảo lãnh phát hành

Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp thao “cam kết chắc chắn”, một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.

Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: Đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông hiện hữu trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.

Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: Là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh thỏa thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết thì sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.

Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.

Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu - tối đa là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tối thiểu một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị hủy bỏ.

Chủ thể tham gia đợt bảo lãnh phát hành

Để hiểu được việc thực hiện một đợt bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng diễn ra như thế nào trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu các chủ thể tham gia và vai trò của họ trong việc phân phối chứng khoán.

Tổ hợp bảo lãnh phát hành

Tổ chức bảo lãnh theo cách hiểu đơn giản, là người đứng ra mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán. Một tổ chức bảo lãnh có thể bảo lãnh phát hành cho một đợt phát hành song do việc bảo lãnh là một nghiệp vụ có nhiều rủi ro nên các tổ chức bảo lãnh thường lập ra tổ hợp bảo lãnh phát hành để việc phân phối chứng khoán được tiến hành nhanh chóng và có hiệu quả.

Tổ chức bảo lãnh chính

Trường hợp có tổ hợp bảo lãnh phát hành sẽ có một hay nhiều tổ chức bảo lãnh chính. Các tổ chức này do tổ chức phát hành lựa chọn. Tổ chức bảo lãnh chính được phép thay mặt các tổ chức bảo lãnh thành viên trong tổ hợp để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới đợt phân phối chứng khoán. Thẩm quyền của tổ chức bảo lãnh chính được quy định trong hợp đồng giữa các tổ chức bảo 1ãnh tham gia đợt phát hành.

Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành chính.

Nhóm đại lý phân phối

Nhóm đại lý phân phối bao gồm các công ty chứng khoán tự doanh giúp cho việc phân phối chứng khoán. Trong một đợt phát hành ra công chúng dưới hình thức tổ hợp, đại lý phân phối là các công ty mà tổ chức bảo lãnh chính dành chứng khoán cho họ để phân phối. Tổ chức bảo lãnh chính phân chia chứng khoán được bán cho các đại lý phân phối vào tài khoản của các nhà bảo lãnh theo tỷ lệ cam kết. Các tổ chức bảo lãnh mua chứng khoán trực tiếp từ tổ chức phát hành, còn các đại lý phân phối mua chứng khoán từ tổ chức bảo lãnh chính hoặc tổ chức bảo lãnh thành viên và bán lại các chứng khoán đó. Đại lý phân phối không đóng vai trò của tổ chức bảo lãnh vì vậy không chịu các rủi ro nếu đợt phát hành không thành công. Đại lý phân phối không phải là một tổ chức bảo lãnh, tuy nhiên, một tổ chức bảo lãnh có thể đóng vai trò của đại lý và là thành viên của nhóm đại lý phân phối trong trường hợp tổ chức bảo lãnh đó mua và bán lại các chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh khác hoặc các đại lý không có khả năng phân phối hết.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và các hình thức bảo lãnh phát hành về tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và các hình thức bảo lãnh phát hành. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 119
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm