Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính

Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính là một hệ thống gồm có thị trường và các chủ thể tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn lại với nhau (Sử Đình Thành, 2008).

Hệ thống tài chính là một tổng thể gồm nhiều bộ phận tài chính; mỗi bộ phận có vị trí khác nhau trong hệ thống nhưng có cùng bản chất chức năng và mối liên hệ hữu cơ mật thiết với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế. Cơ cấu hệ thống tài chính gồm:

- Thị trường tài chính.

- Các chủ thể tài chính – tham gia và kiến tạo thị trường.

- Cơ sở hạ tầng tài chính của hệ thống tài chính.

Thị trường tài chính

Thị trường tài chính là tổng hòa các mối quan hệ cung cầu về vốn, diễn ra dưới hình thức vay mượn, mua bán về vốn, tiền tệ và các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế. Thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

Các chủ thể tài chính

Các chủ thể bao gồm các thể nhân và pháp nhân tài chính ở khu vực công và khu vực tư hoạt động theo những nguyên tắc hay cơ chế nhất định. Trong nền kinh tế thị trường, cấu thành các chủ thể tài chính tương ứng với từng khu vực hình thành nên các khâu tài chính như:

- Tài chính công

- Tài chính doanh nghiệp

- Các định chế tài chính

- Tài chính cá nhân và hộ gia đình

Cơ sở hạ tầng tài chính

Hệ thống tài chính là tổng thể gồm có thị trường tài chính, các định chế tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính thực hiện chức năng gắn kết cung – cầu về vốn.

Thị trường tài chính: là nơi diễn ra các hình thức vay mượn tiền, giao dịch các chứng từ có giá nhằm chuyển dịch vốn từ nơi cung cấp đến nơi có nhu cầu.

Các định chế tài chính: là các tổ chức gắn liền với các hoạt động tài chính công, tài chính doanh nghiệp, tài chính trung gian, tài chính cá nhân và tổ chức xã hội.

Cơ sở hạ tầng tài chính: là những nền tảng qua đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư, cá nhân thực hiện các giao dịch tài chính với các định chế trung gian tài chính và thị trường tài chính. Các thành phần của cơ sở hạ tầng tài chính: hệ thống luật pháp, hệ thống giám sát, hệ thống thông tin, hệ thống thanh toán, hệ thống dịch vụ chứng khoán, nguồn nhân lực …

Để đảm bảo sự ổn định tài chính cũng như giải quyết các vấn đề ngoại tác, thông tin bất cân xứng, tâm lý ỷ lại (cố ý làm liều), các quy định của nhà nước cần tập trung là:

Quy định cấu trúc: Gồm quy định các loại hình hoạt động, sản phẩm tài chính, phạm hoạt động của các định chế tài chính.

Quy định an toàn: Gồm các quy định thuộc về quản trị bên trong của các định chế tài chính (tỷ lệ nợ, vốn, sinh lời…)

Quy định bảo vệ các nhà đầu tư: Gồm các quy định bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư, ngăn chặn các hành vi lợi dụng chức quyền, mua bán thông tin nội gián, gian lận.

Chi tiết là quy định về:

- Quy định về cấp giấy phép hành nghề.

- Những yêu cầu minh bạch thông tin.

- Bảo hiểm tiền gửi.

- Giới hạn các nghiệp vụ hoạt động.

- Quy định tính lỏng, dự trữ ngân quỹ.

- Quy định vốn pháp định.

- Quy định các giao dịch tài chính (ngoại hối…)

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính về khái niệm hệ thống tài chính, đặc điểm của thị trường tài chính, các chủ thể tài chính, cơ sở hạ tầng tài chính...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn bài Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 779
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm