Khái niệm và chức năng của tiền tệ

VnDoc xin giới thiệu bài Khái niệm và chức năng của tiền tệ được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết đầy đủ của môn Tài chính tiền tệ để hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Khái niệm tiền tệ

Quá trình phát triển của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức, từ những dạng hóa tệ, kim tệ và ngày nay chủ yếu là thời đại của tiền giấy và tiền qua ngân hàng là những loại tiền hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm.

Bước vào thế kỷ 20, cùng với sự phong phú của đời sống kinh tế, khi đề cập đến tiền tệ người ta xem xét tiền tệ ở góc độ rộng hơn kể cả các loại séc, số dư tiền gửi tại ngân hàng…nếu chúng có thể chuyển đổi dễ dàng thành tiền mặt. Bên cạnh đó, ngay cả các loại chứng khoán cũng được xem là tiền theo nghĩa rộng.

Trong điều kiện tiền tệ phát triển như ngày nay, tiền tệ không chỉ đơn thuần là phương tiện trao đổi mà người ta còn sử dụng tiền để đầu tư, để cho vay và xem nó như một dạng của cải, một đối tượng để sở hữu…

Trên quan điểm toàn diện, khái niệm tiền tệ như sau:

Tiền tệ là phương tiện trao đổi được luật pháp công nhận và người sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.

Chức năng của tiền tệ

Ngày nay chế độ lưu thông tiền kim loại đã nhường chỗ cho chế độ lưu thông tiền giấy không chuyển đổi ra vàng đang được các nước áp dụng và mặc dù vàng vẫn được thừa nhận là thước đo giá trị, phương tiện cất trữ và tiền tệ thế giới nhưng người ta đã hạn chế sử dụng vàng trực tiếp làm phương tiện trao đổi ở phạm vi lưu thông hàng hóa trong nước cũng như mục đích quốc tế. Do đó, với sự đa dạng về các hình thức tiền tệ được sử dụng trong điều kiện kinh tế hiện nay, các nhà kinh tế đã xem xét chức năng của tiền tệ ở góc độ tổng quát hơn.

Chức năng phương tiện trao đổi

Tiền thực hiện chức năng này khi đóng vai trò là phương tiện đáp ứng cho nhu cầu lưu thông hàng hóa và các quan hệ giao dịch khác trong đời sống kinh tế - xã hội…Để thực hiện chức năng này tiền phải lưu thông nghĩa là phải được trao và được nhận: H – T – H’. Chức năng này của tiền tệ bao gồm sự có mặt của tiền trong những quan hệ mua bán trả tiền ngay (T và H vận động song song), trong những quan hệ mua bán chịu (T và H vận động tách rời) và ngay cả những quan hệ thanh toán khác như thanh toán lương, nộp thuế.

Chức năng phương tiện trao đổi là chức năng cơ bản của tiền tệ, nó không chỉ giúp ta phân biệt giữa tiền với những dạng tài sản khác như chứng khoán, bất động sản. Thực hiện chức năng này, tiền tệ đã tạo điều kiện cho quan hệ trao đổi trở nên thuận tiện hơn.

Tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi tiền tệ làm môi giới trung gian cho quá trình trao đổi hàng hóa. Khi tiền tệ làm phương tiện trao đổi, sự vận động của tiền tệ có thể gắn với sự vận động của hàng hóa, phục vụ cho sự dịch chuyển quyền sở hữu hàng hóa từ chủ thể này sang chủ thể khác.

Tuy nhiên, sản xuất và lưu thông hàng hóa càng mở rộng thì việc mua và bán hàng hóa càng tách rời nhau do thời gian sản xuất, thời vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ khác nhau. Nhiều người bán sẵn sàng bán nhưng người mua lại chưa đủ tiền mua, khi đó sẽ phát sinh nhu cầu mua hàng trước khi bán. Từ đó, xuất hiện quan hệ mua bán chịu hàng hóa và trả tiền sau.

Khoản tiền mua hàng trở thành một khoản nợ, tiền tệ trở thành công cụ trả nợ. Vì vậy, khi tiền tệ làm phương tiện trao đổi, sự vận động của tiền tệ tách rời so với sự vận động của hàng hóa, biểu hiện trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, trả tiền lương, tiền công.

Khi tiền làm phương tiện trao đổi, quá trình trao đổi hàng hóa được trải qua 2 giai đoạn là: H-T, biến hàng hóa thành tiền tệ và T-H, biến tiền tệ thành hàng hóa.

“Sự vận động mà lưu thông hàng hóa buộc tiền tệ phải theo, làm cho tiền tệ luôn xa rời điểm xuất phát của nó để luôn luôn chuyển từ tay người này sang tay người khác, đó là cái mà người ta gọi là lưu thông tiền tệ”

Để tiền tệ có thể được chấp nhận phổ biến làm phương tiện trao đổi, đòi hỏi tiền tệ phải thỏa mãn các điều kiện: Có sự mua ổn định,số lượng tiền tệ đủ đáp ứng nhu cầu trao đổi và cơ cấu tiền tệ phù hợp.

Với chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ góp phần: Tiết kiệm thời gian mua bán hàng hóa. Giảm chi phí giao dịch so với quá trình trao đổi trực tiếp. Góp phần thúc đẩy tính hiệu quả của nền kinh tế.

Chức năng thước đo giá trị

Với chức năng này, tiền tệ đã trở thành thước đo chung để biểu thị và so sánh giá cả của tất cả các hàng hóa, từ đó làm cho đời sống kinh tế được đơn giản hóa rất nhiều. Bởi lẽ, trong nền kinh tế phát triển với sự tham gia của hàng nghìn mặt hàng trên thương trường, nếu không có một đơn vị thanh toán chung người ta sẽ tốn nhiều thời gian để xác định những quan hệ tỷ lệ giữa các hàng hóa với nhau khi muốn thực hiện trao đổi. Nhưng nếu có một đơn vị thanh toán chung, người ta không chỉ quy định giá cả hiện tại và hơn nữa còn dự đoán cả mức giá trong tương lai. Mặt khác, thông qua việc biểu hiện giá trị hàng hóa bằng thước đo chung, tiền tệ còn tạo điều kiện để người ta có thể so sánh, đánh giá và lựa chọn các loại hàng hóa trên thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, vận dụng chức năng này của tiền tệ đã giúp cho các doanh nghiệp có thể hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và qua đó đánh giá hiệu quả kinh doanh để chọn hướng đầu tư phù hợp. Hơn nữa, ở tầm vĩ mô trong hệ thống kế toán quốc gia, đồng tiền với chức năng thước đo giá trị đã được vận dụng để tính toán tổng mức GDP (tổng sản phẩm quốc dân), GNP (tổng sản phẩm quốc nội) trong từng thời kỳ. Từ đó, ngoài việc phục vụ cho quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc dân, tiền còn giúp chúng ta đánh giá hiệu quả nền kinh tế để có biện pháp tận dụng những nguồn tài nguyên quốc gia phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Chức năng phương tiện tích lũy

Đồng tiền không chỉ được sử dụng cho chi tiêu mà còn thực hiện tích lũy để đề phòng rủi ro trong tương lai hoặc tích lũy để mua sắm, nghĩa là muốn chuyển nhu cầu tiêu dùng từ thời điểm này sang thời điểm khác. Trước đây trong chế độ lưu thông tiền bằng kim loại, người ta có quan niệm tích lũy tiền tệ như một dạng của cải xã hội nên việc chôn dấu kim loại quý trong những chim, lọ là phổ biến. Và ngày nay, trong giai đoạn mà nền kinh tế có lạm phát người ta cũng có xu hướng quay về tích lũy tiền vàng như một hình thức bảo tồn tài sản.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, khi các doanh nghiệp muốn đầu tư mở rộng sản xuất, khi các tầng lớp dân cư có nhu cầu mua sắm những vật phẩm có giá trị cao để thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt người ta thường tích lũy dưới dạng tiền giấy hoặc số dư tài khoản ký thác tại ngân hàng. Chức năng tiền tệ là phương tiện tích lũy cho phép người sở hữu nó dự trù một sức mua cho các giao dịch trong tương lai.

Tuy nhiên, không chỉ tiền mới có chức năng tích lũy mà phần lớn các dạng động sản, vật trang sức, chứng khoán đều có thể đóng vai trò lưu giữ giá trị, thậm chí trong một số trường hợp như nền kinh tế có lạm phát thì tích lũy một số dạng tài sản khác có tính ưu việt hơn là tích lũy tiền mặt. Mặc dù vậy, đồng tiền thực hiện chức năng này đã tạo điều kiện lưu giữ một khả năng sử dụng ngay tức khắc, trong khi các dạng dự trữ tài sản khác đòi hỏi thời gian và chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền để sử dụng.

Chức năng phương tiện thanh toán

Tuy nhiên, sản xuất và lưu thông hàng hóa càng mở rộng thì việc mua và bán hàng hóa càng tách rời nhau do thời gian sản xuất, thời vụ sản xuất, thị trường tiêu thụ khác nhau. Nhiều người bán sẵn sàng bán nhưng người mua lại chưa đủ tiền mua, khi đó sẽ phát sinh nhu cầu mua hàng trước khi bán. Từ đó, xuất hiện quan hệ mua bán chịu hàng hóa và trả tiền sau. Khoản tiền mua hàng trở thành một khoản nợ, tiền tệ trở thành công cụ trả nợ. Vì vậy, khi tiền tệ làm phương tiện thanh toán, sự vận động của tiền tệ tách rời so với sự vận động của hàng hóa, biểu hiện trong quan hệ mua bán chịu hàng hóa, trả tiền lương, tiền công.

Ví dụ: Mua bán chịu hàng hóa, trả tiền vay nợ, trả tiền lương, tiền công, tiền thuê nhà, tiền điện, nước.

Chức năng này đã giúp giảm sự lưu thông tiền mặt, đồng thời kích thích việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt và tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền mặt.

Chức năng tiền tệ thế giới

Với xu thế quốc tế hóa thị trường thế giới, một số đồng tiền quốc gia đã được thừa nhận là đồng tiền quốc tế, trở thành những ngoại tệ mạnh mà khả năng tác động của các chức năng tiền tệ vốn có sẽ mở rộng trên thị trường quốc tế.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Khái niệm và chức năng của tiền tệ về khái niệm tiền tệ, chức năng phương tiện trao đổi, chức năng thước đo giá trị, phương tiện tích lũy, chức năng phương tiện thanh toán, chức năng tiền tệ thế giới...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Khái niệm và các yếu tố cấu thành chế độ tiền tệ. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Đánh giá bài viết
1 506
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm