Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Không có chuyện giảm lương giáo viên theo Thông tư mới

Lương giáo viên theo Thông tư mới

Kể từ ngày 20/3/2021, các Thông tư tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương giáo viên có hiệu lực. Khi đó, lương giáo viên liệu có thay đổi sau khi chuyển hạng hay không? Mời các bạn cùng tham khảo Lương giáo viên theo Thông tư mới sẽ thay đổi như thế nào qua bài viết dưới đây nhé.

Nếu giáo viên không đạt chuẩn thì được xếp lương như hiện nay không thay đổi, không có chuyện giảm lương.

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm xếp lương giáo viên từ mầm non đến trung học phổ thông tại các Thông tư:

Sau khi các Thông tư trên ban hành thì có rất nhiều ý kiến giáo viên băn khoăn, thắc mắc về chế độ giáo viên sắp tới có thể bị giảm, bị “hành” bởi các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.

Nhiều người không hiểu rõ bản chất của thông tư mới, chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng gây hoang mang trong lực lượng giáo viên, nhiều giáo viên đổ xô đi học các lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên theo các hạng trong khi mình chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm mất tiền oan uổng chưa cần thiết.

Khi xếp lương theo các thông tư mới thu nhập giáo viên chỉ có tăng, không có giảm

Việc ban hành các thông tư mới trên thì từ ngày 20/3 sắp tới lương giáo viên sẽ được sắp xếp lại cho phù hợp.

Nếu giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo thì lương sẽ được xếp lương mới theo hướng tăng lên.

Ví dụ như lương giáo viên mầm non trước đây có thể xếp lương trung cấp 1,86 đến 4,06 xếp chuyển từ hệ số lương 2,1 đến 4,89.

Lương giáo viên tiểu học có thể tăng mạnh từ 1,86 – 4,06 chuyển xếp lương từ 2,34 đến 4,98.

Lương giáo viên trung học cơ sở từ 2,1 đến 4,89 chuyển xếp lên từ 2,34 đến 4,98.

Nếu được chuyển xếp lên các hạng cao thì hệ số lương có thể thay đổi tăng cao,… nếu được xếp hạng II của tiểu học trở lên thì hệ số lương có thể từ 4,0 đến 6,38.

Về cách chuyển xếp lương, mời các bạn tham khảo: 

Nếu giáo viên không đạt chuẩn thì được xếp lương như hiện nay không thay đổi, không có chuyện giảm lương.

Có thể thấy khi chuyển xếp lương theo các thông tư mới, không có bất kỳ ai bị giảm lương, thu nhập, chỉ có tăng hoặc giữ nguyên như hiện hành.

Hai đối tượng sẽ có lợi nhiều nhất chính là giáo viên mới ra trường và giáo viên đã đụng khung.

Trước đây, giáo viên mầm non, tiểu học khi nhận nhiệm sở chỉ xếp lương có hệ số khởi điểm là 1,86 thì nay đã được xếp lương có hệ số 2,1; 2,34 hay lương giáo viên trung học cơ sở trước đây là 2,1 thì nay nhận nhiệm sở được xếp lương có hệ số 2,34, đây chính là thay đổi đáng kể, phù hợp, đáng được hoan nghênh, không còn việc giáo viên có bằng đại học hưởng lương trung cấp.

Đối tượng được lợi thứ 2 chính là các giáo viên đã công tác nhiều năm, nếu được chuyển sang các hạng II thì sẽ rất có lợi về lâu dài.

Ví dụ một giáo viên có bằng đại học hiện nay hưởng lương đến hệ số lương 4,98 là đụng khung, sau đó lương không tăng nữa, chỉ đủ thời gian thì nhận phụ cấp thâm niên mỗi năm là 1% (0,01) rất thấp, thì nay được chuyển sang lương mới có hệ số lương có thể 5,02, hoặc nếu có thêm thâm niên vượt khung có thể chuyển sang lương mới có hệ số 5,36 sau đó 3 năm tiếp theo tiếp tục được tăng lương hệ số lương tăng lên hệ số lương tăng thêm là 0,34 rất cao so với hiện tại.

Do đó, việc ban hành Thông tư ở giai đoạn hiện nay là phù hợp, đáng được hoan nghênh, khi được chuyển sang lương mới đúng vị trí việc làm thì là cơ sở, tiền đề để xếp lương mới theo vị trí việc làm trong thời gian sắp tới theo tinh thần Nghị quyết của Trung ương về cải cách tiền lương.

Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cũng mong mọi người bớt suy diễn những thông tin tiêu cực gây hoang mang trong giáo viên.

Chưa trả lương theo vị trí việc làm, chưa cắt thâm niên nhà giáo

Vấn đề mọi người quan tâm và lo lắng là khi xếp lương theo các Thông tư mới thì sẽ bị cắt phụ cấp thâm niên, nên tổng thu nhập sẽ giảm.

Sắp tới từ ngày 20/3 khi xếp lương theo các Thông tư mới, chắc chắn sẽ chưa thể bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo vì các lý do sau đây:

Tại Luật số: 43/2019/QH14 Luật Giáo dục tại “Điều 76. Tiền lương

Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy trong Luật đã quy định khi trả lương nhà giáo theo vị trí việc làm thì mới có việc bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý phương án tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo cho đến khi thực hiện chính sách tiền lương mới.

Thông tin được đưa ra tại cuộc gặp gỡ giữa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và 183 nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu toàn quốc nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, diễn ra sáng 15/11.

Mới nhất, ngày 02/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có Công văn 460/BGDĐT-NGCBQLGD gửi Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo trong thời gian tới.

Do đó, khi chưa thực hiện chế độ lương mới theo vị trí việc làm (dự kiến 01/7/2022) thì không có việc bỏ phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Nếu thực hiện lương mới theo vị trí việc làm đang được Chính phủ và các ban ngành đang thực hiện theo nguyên tắc lương mới không được thấp hơn lương cũ.

Không nên đổ xô học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp

Việc hiện nay nhiều giáo viên đăng ký học các lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II rất nhiều, giáo viên nên xem kỹ mình đã đủ thời gian giữ hạng III từ đủ 09 năm chưa, xem đã đủ các tiêu chuẩn của giáo viên hạng II chưa như trình độ đại học, có chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, chấm sáng kiến kinh nghiệm chưa,… rồi mới quyết định có đi học lớp chức danh nghề nghiệp hạng II hay không?

Bên cạnh đó, phải đợi văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về chỉ tiêu, cơ cấu thăng hạng, xem mình có nằm trong chỉ tiêu xét thăng hạng I, II hay không, nếu không giáo viên cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông yên tâm với chức danh giáo viên hạng III có hệ số lương từ 2,34 đến 4,98 không cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng I, II tốn thời gian, tiền bạc.

Các bạn có thể tham khảo lại các quy định, điều kiện, hình thức thi, quy chế,… xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên quy định tại Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 29/2017/TT-BGDĐT.

Do đó, mọi người nên thận trọng trong việc học các lớp chứng chỉ hạng I, II kẻo mất thời gian, tiền bạc oan uổng.

Bài viết có tính chất tham khảo, tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có cách giải quyết khác nhau.

.......................................

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Không có chuyện giảm lương giáo viên theo Thông tư mới. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm