Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Thần Rừng Văn học

Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng những biện pháp đặc trưng gì của thể loại phóng sự?

Hãy chỉ ra một số dẫn chứng cụ thể.

3
3 Câu trả lời
  • Gấu chó
    Gấu chó

    - Văn bản đã sử dụng biện pháp kết hợp giữa tính phi hư cấu với một số thủ pháp nghệ thuật như miêu tả, trần thuật,...

    - Dẫn chứng:

    + Đoạn văn “Những cơn bão năm 1990,1996,...Đó là những bức điện cuối cùng mà Sở Chỉ huy quân chủng nhận được”. Tính phi hư cấu thể hiện qua các con số cụ thể như bão cấp 11, 12; năm 1990, 1996, 1999, 2000. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua câu chuyện Đại tá Chấn kể lại. Thủ pháp miêu tả “lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt”; “bão không thay đổi sức gió”,...

    + Đoạn văn: “Đó là ngày 13-12-1998,...Nguyễn Đứa Hanh,v.v..”. Tính phi hư cấu thể hiện qua ngày tháng cụ thể và tên của những chiến sĩ đã hi sinh. Thủ pháp trần thuật thể hiện qua diễn biến câu chuyện về trận bão số 8 năm 1998. Thủ pháp miêu tả : “chòi sắp đổ vẫn bình tĩnh” ; “cuốn là cờ Tổ quốc vào người”,...

    0 Trả lời 2 giờ trước
    • Bánh Tét
      0 Trả lời 2 giờ trước
      • Chồn
        Chồn

        - Phóng sự Khúc tráng ca nhà giàn đã sử dụng thủ pháp đặc trưng của thể loại phóng sự là : thủ pháp Tả -Thuật- Bình Trong đó:

        + Thuật: trần thuật, tái hiện, kể lại câu chuyện, sự kiện

        + Tả: miêu tả nhưng phải gắn bó và xuất phát từ hiện thực

        + Bình: bình bàn, thẩm định, đánh giá sự kiện của tác giả

        → Việc kết hợp bút pháp Tả – Thuật – Bình không chỉ làm rõ thông tin sự kiện mà còn thông tin lí lẽ, đi sâu, khám phá bản chất của sự kiện

        - Một số dẫn chứng cụ thể trong các đoạn văn :

        + “ Tôi đang nói đến cái nhà giàn không mấy kiên cố những năm xa chứ không phải loại giàn thế hệ mới bây giờ có thể chịu được cấp 12, trên cả cấp 12! Những cơn bão năm 1990, 1996, 1999 và sau chót là năm 2000 đã lần lượt thụi và thốc những cú ác liệt vào nhà giàn. Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi anh em một số nhà giàn điện về là chòi khó thế này…đó là những thông điện cuối cùng mà Sở chỉ huy Quân chủng nhận được…”

        → Đoạn văn là lời trần thuật vào thời điểm trước những năm 2000, khi xảy ra mưa bão, các chiến sĩ biển khơi gặp phải rất nhiều khó khăn. Kết hợp với yếu tố miêu tả: “ nhà giàn không mấy kiên cố”, “ Đại tá Chấn kể lại Sở chỉ huy Quân chủng ở Hải Phòng có lúc lặng hẳn đi khi..”,.. đã khiến cho câu chuyện và nhân vật càng trở nên sinh động và chân thực

        + “ Tôi chỉ biết láng máng rằng cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn. Tôi cũng láng mạng thêm…Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”

        → Đoạn văn là lời kể lại câu chuyện khi đứng trước nhà giàn trong chuyến đi của tác giả. Các yếu tố miêu tả được thể hiện qua việc khắc họa nhà giàn “ cái nhà giàn này là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kết cấu khung thép của giàn khoan dầu khí với hệ thống móng cọc thép chịu được bão gió cấp 12 hoặc hơn”, “ hệ thống nhà giàn ấy được mọc lên, được trụ vững…” cùng với lời bình của tác giả: “Tôi ngó xuống làn nước thăm thẳm kia để rùng mình, không biết anh em công binh làm cách nào mà thương lượng được Hà Bá hay vua Thủy Tề để cắm được hệ thống cọc vững vàng kiên cố như thế?”. Qua việc miêu tả nhà giàn, thấy được tài năng, sức mạnh của những chiến sĩ nhà giàn cũng như cảm xúc tự hào, ngưỡng mộ, yêu mến với các chiến sĩ ấy.

        0 Trả lời 2 giờ trước

        Văn học

        Xem thêm