Lịch thi giữa học kì 2 Tiểu học năm 2020 - 2021
Lịch thi học kì giữa học kì 2 Tiểu học năm 2020 - 2021 chi tiết cho các thầy cô, các bậc phụ huynh, các em học sinh nắm được tiến trình thi giữa học kì 2. Các đề thi đánh giá chính xác, khách quan chất lượng giáo dục môn Toán và Tiếng Việt.
Lịch thi học kì giữa học kì 2 Tiểu học
Kế hoạch thi giữa học kì 2 các lớp Tiểu học
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Đánh giá chính xác, khách quan chất lượng giáo dục môn Toán và Tiếng Việt của học sinh khối 4 và khối 5 ở giữa học kỳ 2 năm học 2020 - 2021; từ đó có biện pháp, giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục cuối học kì 2.
2. Yêu cầu:
- Tổ chức ra đề sát đối tượng, coi chấm bài kiểm tra nghiêm túc, khách quan, đúng quy chế đảm bảo đúng chất lượng, nhằm đánh giá chính xác kết quả dạy và học của nhà trường.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
1. Đối tượng kiểm tra: Học sinh khối 4 đến khối 5.
2. Môn kiểm tra: Tiếng Việt và Toán
3. Phân công ra đề kiểm tra:
- Các tổ trưởng chuyên môn biên soạn đề kiểm tra cho khối lớp của mình.
- Phó Hiệu trưởng duyệt đề kiểm tra, tổ chức sao lưu, bảo mật theo đúng quy định.
- Đề kiểm tra Phó Hiệu trưởng in ấn, bảo mật, giao đề đến các lớp trước giờ kiểm tra 15 phút.
4. Hướng dẫn ra đề kiểm tra
- Đối với các môn kiểm tra cần bám sát những quy định tại Điều 10 thông tư 32/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016, cụ thể đối với từng môn cần lưu ý:
4.1. Đối với các mạch kiến thức
- Kiểm tra: bao quát toàn bộ kiến thức, kĩ năng cơ bản của chương trình từ tuần 19 đến tuần 27 (bám sát nội dung được giảm tải trong thời gian học sinh nghỉ học tránh dịch bệnh Covid-19).
- Yêu cầu của đề kiểm tra: đảm bảo theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của từng khối lớp, chính xác và khoa học, đánh giá được kết quả thực chất của học sinh.
- Cơ cấu: thang điểm 10/10 điểm
4. 2. Đối với mức độ nhận thức (dựa vào TT.22/2016 của BGD&ĐT)
- Nội dung đề kiểm tra đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn ở tiểu học theo công văn số 5842/BGD&ĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GD&ĐT. Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, gồm các câu hỏi, bài tập.
- Mức 1: Khoảng 50% (nhận biết, nhắc lại được kiến thức, kĩ năng đã học).
- Mức 2: Khoảng 20% (hiểu kiến thức, kĩ năng đã học, trình bày, giải thích được kiến thức theo cách hiểu của cá nhân).
- Mức 3: Khoảng 20% (biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống).
- Mức 4: Khoảng 10% (vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt).
4.3. Ra đề kiểm tra theo ma trận
- Khung ma trận, mỗi ô trong khung nêu: Nội dung kiến thức, kĩ năng cần đánh giá; Hình thức các câu hỏi; Số lượng câu hỏi; Số điểm dành cho các câu hỏi.
- Khung ma trận câu hỏi, mỗi ô trong khung nêu: Hình thức các câu hỏi; Số thứ tự của câu hỏi trong đề; Số điểm dành cho các câu hỏi.
4.4. Xác định hình thức đề kiểm tra: Đề kiểm tra (viết) có các hình thức sau:
- Đề kiểm tra tự luận;
- Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
- Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trên: có cả câu hỏi dạng tự luận và câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
- Số lượng câu hỏi không quá 10 câu cho mỗi bài kiểm tra.
- Nội dung đề kiểm tra được xây dựng theo ma trận, yêu cầu đảm bảo mức độ chuẩn kiến thức, kĩ năng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Nội dung kiểm tra theo từng khối lớp (dạng bài đọc thầm, đọc thành tiếng, chính tả, tập làm văn, số lượng câu hỏi theo từng phần, thời gian hoàn thành nội dung kiểm tra theo quy định…).
- Tỉ lệ điểm giữa các nội dung kiểm tra trong đề theo từng khối lớp.
4.5. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
- Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
- Không nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học sinh;
- Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những HS không nắm vững kiến thức;
- Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
- Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
- Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
- Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
- Hạn chế đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “không có phương án nào đúng”.
4.6. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
- Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
- Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
- Câu hỏi yêu cầu HS phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
- Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
- Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
- Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của HS;
- Yêu cầu HS phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông tin;
5. Hướng dẫn coi, chấm kiểm tra:
- Phân công giáo viên coi kiểm tra: 1 giáo viên/1 phòng, tổ chức cho học sinh làm dưới dạng một bài kiểm tra bình thường, nhẹ nhàng, không gây căng thẳng.
- Khi chấm kiểm tra, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy bộ môn (dạy khối nào chấm khối đó), ghi điểm những hạn chế của học sinh trong quá trình làm bài, kèm theo lời nhận xét tường minh để giúp giáo viên và phụ huynh có cơ sở tập trung bồi dưỡng và rèn luyện cho học sinh trong thời gian cuối học kỳ 2.
- Thực hiện đánh giá và nhận xét theo quy định tại thông tư số 22/2016/TTBGDĐT.
- Bài kiểm tra cuối kì được giáo viên sửa lỗi, nhận xét những ưu điểm và góp ý những hạn chế, phương án cho điểm theo thang điểm 10 (mười), không cho điểm 0 (không) và điểm thập phân.
Mẫu Lịch thi giữa học kì 2 Tiểu học
Lịch thi giữa học kì 2 Tiểu học Mẫu 1
Ngày kiểm tra | Lớp | Môn | Thời gian làm bài |
.../.../2021 | 4 +5 | Chính tả | 7 h40 – 7h55 |
Tập làm văn | 8h – 8h40 | ||
Đọc thầm | 9h05 – 9h30 | ||
Đọc tiếng | 9h30 – 10h30 |
- Thời gian học sinh có mặt tại phòng kiểm tra: 7giờ 30 phút.
Ngày kiểm tra | Lớp | Môn | Thời gian làm bài |
28/5/2020 | 4 +5 | Toán | 7h40 – 8h30 |
- Thời gian học sinh có mặt tại phòng kiểm tra: 7giờ 30 phút.
Lịch thi giữa học kì 2 Tiểu học Mẫu 2
Khối Môn | Bốn (Chiều) | Năm (Sáng) |
Tiếng Việt | ... / ... / 2021 Chính tả (15 phút) 13g30 –13g45 Tập làm văn (40 phút) 13g45 – 14g25 Đọc hiểu (30 phút) 14g25 – 14g55 Đọc thành tiếng Từ 15g 35phút | ... / ... / 2021 Chính tả (15 phút) 7g30 – 7g45 Tập làm văn (40 phút) 7g45 – 8g25 Đọc hiểu (30 phút) 8g25 – 8g55 Đọc thành tiếng Từ 9g 30 phút |
Toán | ... / .... / 2021 (40 phút ) 13g30 - 14g10 | ... / ... / 2021 (40 phút) 7g30 - 8g10 |
Tham khảo Đề thi giữa học kì 2 các lớp Tiểu học năm 2020 - 2021 mới nhất để chuẩn bị cho bài thi giữa học kì 2 các lớp Tiểu học đạt kết quả cao.