Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

GDCD 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết kèm câu hỏi trắc nghiệm môn Giáo dục công dân lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây

A. Giải bài tập GDCD 9 bài 11

Xem lời giải bài tập trong SGK Giáo dục công dân 9 tại đây: Giải bài tập SGK GDCD 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

B. Lý thuyết GDCD bài 11

1. Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kĩ thuật, tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị

- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực

- Có ý thức rèn luyện sức khỏe

- Tham gia các hoạt động sản xuất

- Tham gia các hoạt động chính trị xã hội

2. Nhiệm vụ của thanh niên học sinh

- Ra sức học tập rèn luyện toàn diện

- Xác định lí tưởng sống đúng đắn

- Có kế hoạch học tập rèn luyện, lao động để phấn đấu trở thành chủ nhân của đất nước thời kì đổi mới.

Bài tập

1. Tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

Trả lời:

Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

2. Em có nhận xét gì về những biểu hiện ở một số thanh niên học sinh hiện nay như: đua xe máy, lười học, nghiện hút, đua đòi ăn chơi,..?

Trả lời:

Đây là những học sinh chậm tiến; sống không có lí tưởng, không có mục đích, không có hoài bão ước mơ; sống dựa dẫm, ỷ lại vào cha mẹ. Họ chỉ biết thỏa mãn những thói xấu của mình; không biết nghĩ đến người khác. Kiểu sống đó sẽ dấn đến những hậu quả xấu khôn lường.

3. Trong thanh niên học sinh có quan niệm: "Được đến đâu thì hay đến đó", " Nước đến chân mới nhảy".

Em có đồng ý với quan niệm đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em không đồng tình với quan niệm đó. Bởi vì làm việc gì muốn đạt đến kết quả cao thì phải có mục đích, có kế hoạch, làm việc phải khoa học, chủ động trong công việc mới có hiệu quả. Còn làm việc mà bị động, không có kế hoạch, thiếu kĩ thuật, thiếu khoa học thì công việc sẽ trì trệ, không thể hiệu quả được.

4. Em hiểu thế nào là câu nói: "Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau."

Trả lời:

- Khi mình cống hiến hết sức lực của mình cho lí tưởng cao đẹp, mình tin tưởng rằng sự cống hiến, sự hi sinh đó cho một tương lai tốt đẹp của đất nước của dân tộc, trong đó có cả của bản thân mình.

- Khi mình được hưởng thụ, mình hãy nhớ công lao của bao thế hệ cha anh, của những người đi trước đã ngã xuống để mình có được ngày hôm nay

5. Trong những việc làm dưới đây, việc làm nào biểu hiện trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm của thanh niên? Vì sao?

a. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện

b. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội

c. Chưa có ý thức vận dụng những điều đã học vào thực tế

d. Có ý thức giúp đỡ bạn bè và mọi người xung quanh

đ. Sống, học tập, làm việc luôn nghĩ đến bổn phận đối với gia đình và xã hội

e. Học tập vì quyền lợi của bản thân

g. Học tập và làm việc vì sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân

h. Vượt mọi khó khăn, thực hiện kế hoạch đặt ra

i. Ngại tham gia các phong trào của Đoàn và nhà trường tổ chức

k. Dồn hết sức lực vào việc học tập

Trả lời:

- Những việc làm thể hiện có trách nhiệm: a, b, d, đ, g, h

- Những việc làm thể hiện thiếu trách nhiệm: c, e, i, k

C. Trắc nghiệm GDCD bài 11

Câu 1: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

A. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

B. Tham gia các hoạt động xã hội.

C. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 2: Sự quan trọng trong thay đổi công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

A. Làm thay đổi nền kinh tế đất nước

B. Sản Xuất trì trệ

C. Doanh thu hàng hóa cao

D. Cả A, C.

Đáp án: C

Câu 3: Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất bắt đầu vào khoảng thời gian nào?

A. 1850.

B. Đầu thế kỉ XX.

C. Đầu thế kỉ XIX.

D. 1750.

Đáp án: D

Câu 4: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất và quản lý từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động cùng công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự phát triển của CNXH được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: B

Câu 5: Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Đáp án: B

Câu 6: Việc chuyển từ công cụ lao động từ bằng đá (thời kì nguyên thủy) sang sử dụng công cụ bằng sắt nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Đáp án: A

Câu 7: Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò?

A. Lực lượng nòng cốt.

B. Lực lượng quyết định.

C. Lực lượng tinh nhuệ.

D. Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: D

Câu 8: Những việc làm tích cực của thanh niên trong đóng góp vào sự nghiệp CNH-HĐH đất nước là?

A. Tích cực nghiên cứu khoa học.

B. Sang các nước tiến bộ học hỏi khoa học kĩ thuật về áp dụng vào trong nước.

C. Đóng góp ý kiến vào các cuộc tọa đàm, hội thảo khoa học.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 9: Những việc làm tiêu cực của thanh niên làm phá hoại CNH-HĐH đất nước là?

A. Tham gia các tệ nạn xã hội.

B. Buôn bán chất ma túy.

C. Chơi cờ bạc.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Câu 10: Để nước ta trở thành nước CNH-HĐH, Đảng và Nhà nước cần đầu tư đến yếu tố nào?

A. Con người.

B. Khoa học – Kĩ thuật.

C. Máy móc hiện đại.

D. Cơ sở vật chất.

Đáp án: A

Câu 11: Đại hội XII của Đảng đã nhấn mạnh: “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế trị thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm ....................., huy động và phân bổ có hiệu quả mọi nguồn lực phát triển...”

A. Lực lượng chủ yếu
B. Động lực chủ yếu

C. Mục tiêu chính

D. Lực lượng nóng cốt

Đáp án: B

Câu 12: Quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng 1 cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của ngành CN cơ khí được gọi là?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đáp án: A

Câu 13: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyến đổi từ cơ cấu kinh tế

A. lạc hậu, kém hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả, hợp lí.

B. lạc hậu, kém hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả, hợp lí.

C. lạc hậu, có hiệu quả, bất hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, hiệu quả hợp lí.

D. lạc hậu, hiệu quả, hợp lí sang cơ cấu kinh tế hiện đại, chưa hiệu quả bất hợp lí.

Đáp án: C

Câu 14: Việc thay thế từ gặt bằng liềm sang gặt bằng máy nói đến quá trình nào?

A. Công nghiệp hóa.

B. Hiện đại hóa.

C. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.

D. Chuyển dịch cơ cấu.

Đáp án: B

Câu 15: Một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là gì?

A. Rút ngắn khoảng cách lạc hậu so với các nước phát triển.

B. Tạo ra năng suất lao động xã hội cao.

C. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

D. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Đáp án: D

Câu 16: Trong sự nghiệp CNH-HĐH thanh niên giữ vai trò?

A. Lực lượng nòng cốt.

B. Lực lượng quyết định.

C. Lực lượng tinh nhuệ.

D. Lực lượng chủ yếu.

Đáp án: D

Câu 17: Đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế là chuyển dịch cơ cấu

A. lao động.

B. ngành nghề.

C. vùng, lãnh thổ.

D. dân số

Đáp án: A

Câu 18: Quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam bắt đầu từ ............................

A. Thế kỉ XXI

B. Năm 1986

C. Thời Pháp thuộc

D. Sau năm 1945

Đáp án: C

Câu 19: Luận điểm nào sau đây không thể hiện trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay?

A. Vận dụng kiến thức đã học vào công việc.

B. Tham gia các hoạt động xã hội.

C. Phải đi chơi nhiều để tận hưởng hết thanh xuân.

D. Nỗ lực học tập, rèn luyện toàn diện.

Đáp án: C

.............................

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu cho các bạn bài Lý thuyết GDCD lớp 9 bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hy vọng thông qua tài liệu này, các bạn học sinh sẽ nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn GDCD 9 hơn.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 9 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 9 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Đánh giá bài viết
12 10.218
Sắp xếp theo

    Lý thuyết GDCD 9

    Xem thêm