Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết quản trị hành chính

Lý thuyết quản trị hành chính được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Đặc điểm của lý thuyết

Trong khi trường phái quản trị khoa học chú trọng đến hợp lý hóa và những nhiệm vụ mà các công nhân phải làm thì trường phái quản trị hành chính lại phát triển những nguyên tắc quản trị chung cho cả một tổ chức. Các nhà sáng lập lý thuyết này nhấn mạnh đến sự chuyên môn hóa lao động, mạng lưới ra mệnh lệnh và quyền lực. Chính vì thế trường phái này còn được gọi là tư tưởng quản trị tổ chức cổ điển.

Đại diện tiêu biểu

Quản trị hành chính là tên gọi để chỉ các ý kiến về cách thức quản trị doanh nghiệp do Henry Fayol ở Pháp và Max Weber ở Đức nêu lên, cũng cùng với thời kỳ Taylor ở Mỹ.

Henry Fayol (1841 - 1925): Là một nhà quản trị hành chính người Pháp. Với tác phẩm “Quản trị công nghiệp và quản trị tổng quát (1916)”. Khác hẳn với Taylor, cho rằng năng suất lao động kém là do công nhân không biết cách làm việc, và không được kích thích kinh tế đầy đủ, Fayol cho rằng năng suất lao động của con người làm việc chung trong tập thể tuỳ thuộc vào sự sắp xếp, tổ chức của nhà quản trị. Việc sắp xếp tổ chức đó được Fayol gọi là việc quản trị tổng quát và việc này cũng quan trọng như 5 việc khác trong cơ sở sản xuất kinh doanh: (1) sản xuất, (2) tiếp thị hay Marketing, (3) tài chính, (4) quản lý tài sản và con người và (5) kế toán - thống kê.

Để có thể làm tốt việc sắp xếp, tổ chức xí nghiệp Fayol đã đề nghị các nhà quản trị nên theo 14 nguyên tắc quản trị:

  • Phải phân công lao động.
  • Phải xác định rõ mối quan hệ giữa quyền hành và trách nhiệm.
  • Phải duy trì kỷ luật trong xí nghiệp.
  • Mỗi công nhân chỉ nhận lệnh từ một cấp chỉ huy trực tiếp duy nhất.
  • Các nhà quản trị phải thống nhất ý kiến khi chỉ huy.
  • Quyền lợi chung phải luôn luôn đặt lên quyền lợi riêng
  • Quyền lợi kinh tế phải tương xứng với công việc
  • Quyền quyết định trong doanh nghiệp phải tập trung về một mối.
  • Doanh nghiệp phải tổ chức theo cấp bậc từ giám đốc xuống đến công nhân.
  • Sinh hoạt trong xí nghiệp phải có trật tự
  • Sự đối xử trong xí nghiệp phải công bằng.
  • Công việc của mỗi người trong xí nghiệp phải ổn định
  • Tôn trọng sáng kiến của mọi người
  • Doanh nghiệp phải xây dựng cho được tinh thần tập thể.

Max Weber (1864 - 1920): Là một nhà xã hội học người Đức, có nhiều đóng góp vào lý thuyết quản trị thông qua việc phát triển một tổ chức quan liêu bàn giấy là phương thức hợp lý tổ chức một công ty phức tạp. Khái niệm quan liêu bàn giấy được định nghĩa là hệ thống chức vụ và nhiệm vụ được xác định rõ ràng, phân công, phân nhiệm chính xác, các mục tiêu phân biệt, hệ thống quyền hành có tôn ti trật tự. Cơ sở tư tưởng của Weber là ý niệm thẩm quyền hợp pháp và hợp lý. Ngày nay thuật ngữ “quan liêu” gợi lên hình ảnh một tổ chức cứng nhắc, lỗi thời, bị chìm ngập trong thủ tục hành chính phiền hà và nó hoàn toàn xa lạ với tư tưởng ban đầu của Weber. Thực chất những đặc tính về chủ nghĩa quan liêu của Weber là:

  • Phân công lao động với thẩm quyền và trách nhiệm được quy định rõ và được hợp pháp hóa như nhiệm vụ chính thức.
  • Các chức vụ được thiết lập theo hệ thống chỉ huy, mồi chức vụ nằm dưới một chức vụ khác cao hơn.
  • Nhân sự được tuyển dụng và thăng cấp theo khả năng qua thi cử, huấn luyện và kinh nghiệm.
  • Các hành vi hành chính và các quyết định phải thành văn bản.
  • Quản trị phải tách rời sở hữu

Các nhà quản trị phải tuân thủ điều lệ và thủ tục. Luật lệ phải công bằng và được áp dụng thống nhất cho mọi người.

Theo Maz Weber thì quyền hành căn cứ trên chức vụ. Ngược lại chức vụ tạo ra quyền hành. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống chức vụ và quyền hành phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:

Mọi hoạt động của tổ chức đều phải chuyển vào văn bản quy định

Chỉ những người có chức vụ mới có quyền quyết định

Chỉ có những người có năng lực mới được giao chức vụ

Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan

Đóng góp và hạn chế của trường phái quản trị hành chính

- Đóng góp

+ Năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý.

+ Nó đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thực hành quản trị, nhiều nguyên tắc quản trị của tư tưởng này vẫn còn được áp dụng đến ngày nay như các hình thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự uỷ quyền…

- Hạn chế:

+ Các tư tưởng được thiết lập không đề cập tới môi trường, chính vì vậy chỉ phù hợp với một tổ chức ổn định, ít thay đổi

+ Quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế. Vấn đề quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên tắc quản trị cho phù hợp với các yêu cầu thực tế, chứ không phải là từ bỏ các nguyên tắc đó.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết quản trị hành chính về đóng góp và hạn chế của trường phái quản trị hành chính, đặc điểm của lý thuyết và đại diện tiêu biểu...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Lý thuyết quản trị hành chính. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm