Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Toán 10 Bài 1 KNTT

Lý thuyết Toán 10 Bài 1 KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Mệnh đề, mệnh đề chứa biến

a. Mệnh đề

Định nghĩa:

Mệnh đề logic (gọi tắt là mệnh đề) là những câu nói, khẳng định có tính đúng hoặc sai.

Những câu không xác định được tính đúng sai không phải là mệnh đề.

Ví dụ: “Một tuần có 7 ngày” là một mệnh đề (đúng)

“Số 23 không là số nguyên tố” là mệnh đề (sai).

Nhận xét:

Mỗi mệnh đề phải hoặc đúng hoặc sai.

Một mệnh đề không thể vừa đúng vừa sai.

=> Câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến thường không là mệnh đề.

Kí hiệu: Thường sử dụng các chữ cái P, Q, R, … để biểu thị các mệnh đề.

b. Mệnh đề chứa biến

Một câu chưa khẳng định được tính đúng sai, nhưng nếu cho một giá trị cụ thể thì câu đó cho ta một mệnh đề. Những câu như vậy được gọi là mệnh đề chứa biến.

Ví dụ: P: “3n+1 chia hết cho 5”

Q: “x < 5”

2. Mệnh đề phủ định

+ Để phủ định một mệnh đề P, người ta thường thêm (hoặc bớt) từ “không” hoặc “không phải” vào trước vị ngữ của mệnh đề P. Kí hiệu \overline P\(\overline P\)là mệnh đề phủ định của mệnh đề P.

Nhận xét:

+ Nếu P đúng thì \overline P\(\overline P\) sai, còn nếu P sai thì \overline P\(\overline P\) đúng.

3. Mệnh đề kéo theo, mệnh đề đảo

a. Mệnh đề kéo theo

+ Mệnh đề “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo, kí hiệu: P \Rightarrow Q\(P \Rightarrow Q\).

+ Cách phát biểu định lí toán học dạng P \Rightarrow Q\(P \Rightarrow Q\):

P là giả thiết của định lí, Q là kết luận của định lí.

P là điều kiện đủ để có Q

Q là điều kiện cần để có P.

b. Mệnh đề đảo

Mệnh đề Q \Rightarrow P\(Q \Rightarrow P\) được gọi là mệnh đề đảo của mệnh đề P \Rightarrow Q\(P \Rightarrow Q\).

Chú ý: Mệnh đề đảo của một mệnh đề đúng không nhất thiết là đúng.

4. Mệnh đề tương đương

+ Mệnh đề “P nếu và chỉ nếu Q” được gọi là một mệnh đề tương đương, kí hiệu: P \Leftrightarrow Q\(P \Leftrightarrow Q\)

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Toán 10 Bài 1 KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Giải Toán 10 KNTT, Lý thuyết Toán 10 KNTT, Trắc nghiệm Toán 10 KNTT...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Toán 10 KNTT

    Xem thêm