Lý thuyết Toán 10 Bài 6 KNTT
Toán 10 Kết nối tri thức Bài Hệ thức lượng trong tam giác
Lý thuyết Toán 10 Bài 6 KNTT được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo.
1. Định lí cosin
Trong tam giác ABC:
\(\begin{array}{l}{a^2} = {b^2} + {c^2} - 2bc\cos A\\{b^2} = {c^2} + {a^2} - 2ca\cos B\\{c^2} = {a^2} + {b^2} - 2ab\cos C\end{array}\)
\(\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}\cos A = \frac{{{b^2} + {c^2} - {a^2}}}{{2bc}}\\\cos B = \frac{{{a^2} + {c^2} - {b^2}}}{{2ac}}\\\cos C = \frac{{{a^2} + {b^2} - {c^2}}}{{2ab}}\end{array} \right.\)
2. Định lí sin
Trong tam giác ABC: \(\frac{a}{{\sin A}} = \frac{b}{{\sin B}} = \frac{c}{{\sin C}} = 2R.\)
(R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC)
3. Giải tam giác và ứng dụng thực tế
+) Giải tam giác là việc tính độ dài các cạnh và số đo các góc của một tam giác khi biết một số yếu tố của tam giác đó.
+) Trường hợp áp dụng định lí sin, định lí cosin
Biết hai cạnh và góc xen giữa => Áp dụng định lí cosin để tính cạnh còn lại.
Biết ba cạnh => Tính góc bằng định lí cosin hay sin đều được.
Biết một cạnh và hai góc => Áp dụng định lí sin để tìm cạnh
4. Công thức tính diện tích tam giác
\(S = pr = \frac{{(a + b + c).r}}{2}\)
\(S = \frac{1}{2}bc\sin A = \frac{1}{2}ca\sin B = \frac{1}{2}ab\sin C\)
\(S = \frac{{abc}}{{4R}}\)
\(S = \sqrt {p(p - a)(p - b)(p - c)}\)(Công thức Heron)
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Toán 10 Bài 6 KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Toán 10 KNTT, Lý thuyết Toán 10 KNTT, Trắc nghiệm Toán 10 KNTT...