Lý thuyết Toán 10 Bài 15 KNTT
Toán 10 Kết nối tri thức bài Hàm số
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Toán 10 Bài 15 KNTT để bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khái niệm hàm số
Nếu với mỗi giá tị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số.
Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.
Tập hợp D gọi là tập xác định của hàm số.
Tập tắt cả các giá trị y nhận được, gọi là tập giá trị của hàm số.
Ví dụ: Viết hàm số mô tả sự phụ thuộc của quãng đường đi được vảo thời gian của một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc 2 m/s. Tìm tập xác định của hàm số đó. Tính quãng đường vật đi được sau 5s, 10s.
Giải
Một vật chuyển động thẳng đều với vận tốc v = 2 m/s thì quãng đường đi được S (mét) phụ thuộc vào thời gian t (giây) theo công thức S = 2t, trong đó t lả biến số, S = S(t) là hàm số của t.
Tập xác định của hàm số là Ð= [0; +).
Quảng đường vật đi được sau 5s là: S1 = S(5) = 2.5 = 10 (m).
Quảng đường vật đi được sau 10s là: S2 = S(10) = 2.10 = 20 (m).
Chú ý: Khi cho hàm số bằng công thức y= f(x) mà không chỉ rõ tập xác định của nó thì ta quy ước tập xác định của hàm số là tập hợp tất cả các số thực x sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.
2. Đồ thị của hàm số
Đồ thị hàm số y = f(x) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M(x; f(x)) trên mặt phẳng toạ độ với mọi x thuộc D. |
---|
Ví dụ: Viết công thức của hàm số cho ở HĐ3b. Tìm tập xác định, tập giá trị và vẽ đồ thị của hàm số này.
Giải
Công thức của hàm số cho ở HĐ3b là y = 1,678x với \(0 \le x \le 50\).
Tập xác định của hàm số này là D = [0: 50]
Vì \(0 \le x \le 50 nên 0 \le y \le 1,678.50 = 83,9\).
Vậy tập giá trị của hàm số là [0; 83,9].
Đỏ thị của hàm số y = 1,678x trên [0; 50] là một đoạn thẳng.
3. Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Hàm số y = f(x) được gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b), nếu \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a,b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) < f\left( {{x_2}} \right)\). Hàm số y = f(x) được gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b), nếu \(\forall {x_1},{x_2} \in \left( {a,b} \right),{x_1} < {x_2} \Rightarrow f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\). |
---|
Ví dụ: Hàm số y = x2 đồng biến hay nghịch biến trên mỗi khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\) và \(\left( {0; + \infty } \right)\)?
Giải
Vẽ đồ thị hàm số y= f{x) = x2 như hình sau:
+ Trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\), đồ thị “đi xuống" từ trái sang phải và với \({x_1},{x_2} \in \left( { - \infty ;0} \right), {x_1} < {x_2}\) thì \(f\left( {{x_1}} \right) > f\left( {{x_2}} \right)\). Như vậy hàm số y = x2 nghịch biến trên khoảng \(\left( { - \infty ;0} \right)\).
+ Trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\), đồ thị "đi lên” từ trái sang phải và với \({x_3},{x_4} \in \left( {0; + \infty } \right), {x_3} < {x_4} thì f\left( {{x_3}} \right) < f\left( {{x_4}} \right)\). Như vậy, hàm số y = x2 đồng biến trên khoảng \(\left( {0; + \infty } \right)\).
Chú ý
+ Đồ thị của một hàm số đồng biến trên khoảng (a; b) là đường “đi lên” từ trái sang phải;
+ Đồ thị của một hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) là đường "đi xuống" từ trái sang phải.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Lý thuyết Toán 10 Bài 15 KNTT. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu bổ ích nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm mục Giải Toán 10 KNTT, Lý thuyết Toán 10 KNTT, Trắc nghiệm Toán 10 KNTT...