Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Ampe kế, rơle điện từ, rơle dòng, loa điện (loa điện có cả hai loại nam châm), máy phát điện kĩ thuật, động cơ điện trong kĩ thuật, cần cẩu, thiết bị ghi âm, chuông điện…

I - LOA ĐIỆN

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm

- Cấu tạo:

Bộ phận chính của loa điện gồm:

- Cấu tạo:

Bộ phận chính của loa điện gồm:

+ Ống dây L

+ Nam châm chữ E

+ Màng loa M

Màng loa là nơi âm thanh được phát ra để đến với tai người nghe. Tùy từng loại loa khác nhau mà nguyên lý làm rung màng loa là khác nhau.

Ống dây có thể dao động dọc theo khe nhỏ giữa hai từ cực của nam châm.

- Hoạt động:

+ Loa điện hoạt động dựa vào tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

+ Trong loa điện, khi dòng điện có cường độ thay đổi được truyền từ micrô qua bộ phận tăng âm đến ống dây thì ống dây dao động. Phát ra âm thanh. Biến dao động điện thành âm thanh

II - RƠLE ĐIỆN TỬ

- Rơle điện từ:

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26: Ứng dụng của nam châm

+ Rơle điện từ là một thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

+ Bộ phận chủ yếu của rơle gồm một nam châm điện và một thanh sắt non

- Rơle dòng

+ Rơle dòng là một thiết bị tự động ngắt mạch điện bảo vệ động cơ, thường mắc nối tiếp với động cơ

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 9

Câu 1: Trong các thiết bị sau đây, thiết bọ nào không dùng nam châm điện và nam châm vĩnh cửu?

A. Điện thoại.

B. Công tắc điện (loại thông thường).

C. Chuông điện.

D. Vô tuyến truyền hình.

Đáp án: B

Câu 2: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị nào sau đây?

A. Loa điện.

B. Rơle điện từ.

C. Chuông báo động.

D. Cả ba loại trên.

Đáp án: D

Câu 3: Muốn có một cuộn dây để làm nam châm điện mạnh với một dòng điện có cường độ cho trước, điều nào sau đây là cần thiết?

A. Quấn cuộn dây có nhiều vòng.

B. Quấn cuộn dây có 1 vòng nhưng tiết diện dây lớn.

C. Dùng lõi bằng thép.

D. Dùng lõi bằng nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau.

Đáp án: A

Câu 4: Trong bệnh viện, làm thế nào mà các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân.

A. Dùng panh.

B. Dùng kìm.

C. Dùng nam châm.

D. Dùng một viên pin còn tốt.

Đáp án: C

Câu 5: Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị:

A. Máy phát điện

B. Làm các la bàn

C. Rơle điện từ

D. Bàn ủi điện

Đáp án: C

Câu 6: Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Đáp án: B

Câu 7: Xét các bộ phận chính của một loa điện

(1). Nam châm

(2). Ống dây

(3). Màng loa

Các bộ phận trực tiếp gây ra âm là:

A. (2)

B. (3)

C. (2), (3)

D. (1)

Đáp án: B

Câu 8: Loa điện hoạt động dựa vào:

A. Tác dụng của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua.

B. Tác dụng từ của nam châm lên ống dây có dòng điện chạy qua.

C. Tác dụng của dòng điện lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

D. Tác dụng từ của từ trường lên dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua.

Đáp án: B

Câu 9: Trong các vật dụng sau đây: Bàn là điện, la bàn, chuông điện, rơle điện từ. Vật nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

A. Chuông điện

B. Rơle điện từ

C. La bàn

D. Bàn là điện

Đáp án: C

Câu 10: Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.

B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.

D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Đáp án: B

Câu 11: Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa:

A. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó là lực không đổi nên không làm cho màng loa rung được.

B. Loa không kêu, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó bằng 0 nên loa không phát ra được âm thanh.

C. Loa kêu như bình thường.

D. Loa kêu yếu hơn, do lực tác dụng lên cuộn dây khi đó giảm.

Đáp án: A

Câu 12: Để chế tạo một nam châm điện mạnh ta cần điều kiện:

A. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng thép.

B. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây có nhiều vòng, lõi bằng sắt non.

C. Cường độ dòng điện qua ống dây lớn, ống dây ít vòng, lõi bằng sắt non.

D. Cường độ dòng điện qua ống dây nhỏ, ống dây ít vòng, lõi bằng thép.

Đáp án: B

----------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 26. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm