Lý thuyết Vật lý 9 bài 11

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở dây dẫn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Định luật ôm – Điện trở của dây dẫn

1. Định luật Ôm

- Cường độ dòng điện qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn và tỷ lệ nghịch với điện trở của dây

- Công thức định luật Ôm: I=\frac{U}{R}

- Trong đó:

+ I là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn (A)

+ U là hiệu điện thế (V)

+ R là điện trở \left( \Omega \right)

- Đổi đơn vị: 1A=1000mA,1mA={{10}^{-3}}A

2. Điện trở của dây dẫn

R=\frac{U}{I} không đổi vơi một dây dẫn được gọi là điện trở của dây dẫn đó

- Đơn vị: \Omega

- Điện trở của một dây dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của dây dẫn đó.

- Điện trở của dây dẫn chỉ phụ thuộc vào bản thân dây dẫn.

II. Định luật ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc nối tiếp

1. Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp

- Điện trở tương đương của đoạn mạch là điện trở có thể thay thế cho các điện trở trong mạch sao cho giá trị của hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch không thay đổi

- Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành

{{R}_{td}}={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+...+{{R}_{n}}

2. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc nối tiếp

- Hiệu điện hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần

U={{U}_{1}}+{{U}_{2}}+....+{{U}_{n}}

- Cường độ dòng điện của mỗi điện trở bằng cường độ dòng điện toàn mạch:

I={{I}_{1}}={{I}_{2}}=...={{I}_{n}}

3. Hệ quả

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp, hiệu điện thế tỉ lệ thuận với điện trở: \frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}

III. Định luật Ôm cho đoạn mạch có các điện trở mắc song song

1. Điện trở tương đương của đoạn mạch mắc song song

- Điện trở tương đương được tính bằng công thức:

\frac{1}{{{R}_{td}}}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+...+\frac{1}{{{R}_{n}}}

2. Hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch mắc song song

- Hiệu điện thế hai đầu mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi điện trở:

U={{U}_{1}}={{U}_{2}}=...={{U}_{n}}

- Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện các điện trở thành phần:

I={{I}_{1}}+{{I}_{2}}+...+{{I}_{n}}

3. Hệ quả

- Với mạch điện gồm 2 điện trở mắc song song: {{R}_{td}}=\frac{{{R}_{1}}.{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}+{{R}_{2}}}

- Cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây tỉ lệ nghịch với điện trở đó: \frac{{{I}_{1}}}{{{I}_{2}}}=\frac{{{R}_{2}}}{{{R}_{1}}}

IV. Trắc nghiệm Vật lý 9

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 1 và 2

Một dây dẫn bằng nocrom dài 15 m, tiết diện 0.3 mm2 được mắc vào hiệu điện thế 220V.

Câu 1: Điện trở dây dẫn có giá trị bao nhiêu?

A. R = 55 Ω.

B. R = 110 Ω.

C. R = 220 Ω.

D. R = 165 Ω.

Đáp án: A

Câu 2: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là

A. 2A.

B. 4A.

C. 6A.

D. 8A.

Đáp án: B

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 3 và 4.

Một dây dẫn bằng đồng dài 240m, tiết diện 0,2 mm2. Biết răng điện trở suất của đồng là 1,7. 10− 8 Ω m.

Câu 3: Điện trở dây dẫn nhận giá trị đúng nào trong các giá trị sau:

A. R = 20,4 k Ω.

B. R = 20,4 M Ω.

C. R = 20,4 Ω.

D. R = 2,04 k Ω.

Đáp án: A

Câu 4: Gấp dây này làm hai rồi nối hai đầu gấp vào hai điểm A và B sau đó đặt vào hai đầu AB một hiệu điện thế U = 25,5V. Hỏi cường độ dòng điện trong mạch chính khi đó có thể là giá trị nào trong các giá trị sau:

A. I = 2,5mA.

B. I = 0,25A.

C. I = 25A.

D. I = 2,5A.

Đáp án: D

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 5 và 6

Dùng một dây dẫn bằng đồng có chiều dài l = 4m, tiết diện 0,4 mm2 nối vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện qua dây có cường độ 2A. Biết rằng điện trở suất của đồng là 1,7. 10−8 Ωm

Câu 5: Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là:

A. U = 0,36V.

B. U = 0,32V.

C. U = 3,4V.

D. Một giá trị khác.

Đáp án: D

Câu 6: Cắt dây dẫn làm đôi rồi dùng một sợi nối hai cực của nguồn, khi đó dòng điện qua dây có cường độ là

A. I = 3A.

B. I = 4A.

C. I = 5A.

D. I = 6A.

Đáp án: B

Câu 7: Một cuộn dây nhôm có khối lượng 0,27kg, tiết diện dây 0.1 mm2. Biết rằng nhôm có khối lượng riêng 2,7 g/cm2 và điện trở suất 2, 8.10− 8 Ω m. Điện trở của cuộn dây là

A. R = 280 Ω .

B. R = 560 Ω.

C. R = 140 Ω.

D. R = 420 Ω.

Đáp án: A

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 8 và 9.

Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 35V thì dòng điện qua dây có cường độ 2,5A.

Câu 8: Điện trở của đoạn dây là:

A. R = 34 Ω.

B. R = 24 Ω.

C. R = 14 Ω.

D. R = 20 Ω.

Đáp án: C

Câu 9: Biết rằng đoạn dây dài 5,6m và tiết diện 0,2 mm2. Hỏi cuộn dây làm bằng chất liệu gì?

A. Vonfram.

B. Constantan.

C. Nhôm.

D. Đồng.

Đáp án: B

Câu 10: Một cuộn dây bằng đồng (ρ = 1, 7.10− 8 Ω m), chiều dài 400m và tiết diện S = 0,1 cm2. Cắt cuộn dây trên ra làm hai đoạn, đoạn thứ nhất dài gấp ba lần đoạn kia, sau đó mắc lần lượt chúng vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 3,4V. Dòng điện qua mỗi đoạn dây là bao nhiêu?

A. I1 = 10A; I2 = 2/3 A.

B. I1 = 20A; I2 = 2/3 A.

C. I1 = 20A; I2 = 3/2 A.

D. I1 = 40A; I2 = 4/3 A.

Đáp án: B

---------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở dây dẫn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
1 1.805
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm