Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 9 bài 14

Lý thuyết Vật lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Công suất định mức của các dụng cụ điện

- Công suất điện của dụng cụ khi hoạt động bình thường được gọi là công suất định mức của dụng cụ đó.

Trên mỗi dụng cụ thường ghi: Hiệu điện thế định mức và công suất định mức

- Ý nghĩa của công suất:

+ Công suất định mức cho biết giới hạn khi sử dụng dụng cụ đó

+ Công suất càng lớn dụng cụ điện hoạt động càng mạnh

Ví dụ: Một bóng đèn có ghi 220V – 40W có nghĩa là: Bóng đèn sáng bình thường khi sử dụng nguồn điện 220V và công suất điện qua bóng đèn là 40W

2. Công suất điện

- Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

- Công thức công suất: P=U.I\(P=U.I\)

+ P là công suất (W)

+ U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch

+ I là cường độ dòng điện giữa hai đầu đoạn mạch

- Từ công thức công suất, khi đề bài cho điện trở ta có thể tính công suất theo công thức:

P=\frac{{{U}^{2}}}{R}={{I}^{2}}.R=\frac{A}{t}\(P=\frac{{{U}^{2}}}{R}={{I}^{2}}.R=\frac{A}{t}\)

- Trong đoạn mạch mắc nối tiếp thì công suất tỉ lệ thuận với điện trở:

\dfrac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}=\dfrac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\(\dfrac{{{P}_{1}}}{{{P}_{2}}}=\dfrac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\)

3. Điện năng

- Khái niệm: Dòng điện mang năng lượng, có thể thay đổi nhiệt năng của một vật, năng lượng đó được gọi là điện năng.

- Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng, ….

- Tỉ số năng lượng có ích chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng

H=\frac{{{A}_{1}}}{A}.100%\(H=\frac{{{A}_{1}}}{A}.100%\)

+ {{A}_{1}}\({{A}_{1}}\) là năng lượng có ích chuyển hóa từ điện năng

+ A là điện năng tiêu thụ

- Công của dòng điện: A=P.t=U.I.t={{I}^{2}}.R.t=\frac{{{U}^{2}}}{R}.t\(A=P.t=U.I.t={{I}^{2}}.R.t=\frac{{{U}^{2}}}{R}.t\)

4. Trắc nghiệm Vật lý 9

Câu 1: Một bàn là được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức, trong 15 phút thì tiêu thụ một lượng điện năng là 720 kJ. Công suất điện của bàn là có thể là:

A. P = 800W.

B. P = 800kW.

C. P = 800J.

D. P = 800N.

Đáp án: A

Câu 2: Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220V. Khi đó số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số. Tính công suất của bếp điện và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên:

A. P = 750kW và I = 341A.

B. P = 750W và I = 3,41A.

C. P = 750J và I = 3,41A.

D. P = 750W và I = 3,41mA.

Đáp án: B

Câu 3: Một khu dân cư có 500 hộ gia đình, tính trung bình mỗi hộ sử dụng một công suất điện 120W, thời gian sử dụng 4 giờ trong một ngày. Điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong vòng 30 ngày là:

A. A = 7200Wh.

B. A = 7200kWh.

C. A = 7200J.

D. A = 720J.

Đáp án: B

Câu 4: Dây tóc của một bóng đèn khi thắp sáng có điện trở 484 Ω . Hiệu điện thế ở hai đầu bóng đèn là 220V. Công của dòng điện sản ra trong 30 phút là

A. A = 160kJ.

B. A = 180kJ.

C. A = 200kJ.

D. A = 220kJ.

Đáp án: B

Câu 5: Trong vòng 30 ngày chỉ số của công tơ điện của một gia đình tăng thêm 90 số. Biết rằng thời gian sử dụng điện trung bình trong 1 ngày là 4 giờ. Hỏi công suất tiêu thụ điện năng trung bình của gia đình này là bao nhiêu.

A. P = 750W.

B. P = 750Wh.

C. P = 750J.

D. P = 750kJ.

Đáp án: A

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 6, 7 và 8

Một bếp điện tiêu thụ một điện năng 480kJ trong 24 phút. Hiệu điện thế đặt vào bếp bằng 220V.

Câu 6: Cường độ dòng điện chạy qua bếp gần đúng với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?

A. I = 1,5A.

B. I = 2A.

C. I = 2,5A.

D. I = 1A.

Đáp án: A

Câu 7: Điện trở của bếp khi làm việc bằng bao nhiêu?

A. R = 147,6 Ω .

B. R = 144,7 Ω .

C. R = 164,7 Ω .

D. R = 146,7 Ω .

Đáp án: D

Câu 8: Khi bếp hoạt động, điện năng chủ yếu đã chuyển hóa thành dạng năng lượng nào?

A. Nhiệt năng.

B. Hóa năng.

C. Cơ năng.

D. Năng lượng ánh sáng.

Đáp án: A

Câu 9: Đặt vào hai đầu điện trở 6 Ω một hiệu điện thế không đổi 48V. Hỏi công suất của dòng điện chạy trong điện trở là bao nhiêu.

A. P = 288W.

B. P = 6W.

C. P = 48W.

D. P = 384W.

Đáp án: D

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 10

Một động cơ điện trong vòng 1 giờ tiêu thụ điện năng là 5400kJ.

Câu 10: Công suất của dòng điện khi chạy qua động cơ trên có thể là giá trị nào sau đây?

A. P = 1500W.

B. P = 1500kW.

C. P = 1500MW.

D. P = 1500W.h.

Đáp án: A

---------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm