Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vật lý 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Vật lý 9 bài 40, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo luyện tập. Tài liệu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và vận dụng trả lời câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

A. Lý thuyết Vật lý 9 bài 40

I - HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng

Trong hình vẽ:

- I\(I\)điểm tới, SI\(SI\)tia tới

- IK\(IK\)tia khúc xạ

- Đường NN\(NN'\) vuông góc với mặt phẳng phân cách là pháp tuyến tại điểm tới

- \widehat {SIN}\(\widehat {SIN}\)góc tới, kí hiệu là i

- \widehat {KIN\(\widehat {KIN'}\)góc khúc xạ, kí hiệu là r

- Mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến là mặt phẳng tới.

II - SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG QUA HAI MÔI TRƯỜNG NƯỚC - KHÔNG KHÍ

- Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới SI\(SI\)

+ Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới

- Khi tia sáng truyền được từ nước sang không khí thì:

+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới

+ Góc khúc xạ lớn hơn góc tới

- Khi tăng (hoặc giảm) góc tới thì góc khúc xạ cũng tăng (hoặc giảm).

B. Giải bài tập Vật lý 9 bài 40

C. Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 40

Câu 1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường:

A. bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. tiếp tục đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Đáp án: D

Câu 2: Pháp tuyến là đường thẳng

A. tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới.

B. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới.

C. tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới.

D. song song với mặt phân cách giữa hai môi trường.

Đáp án: B

Câu 3: Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.

B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.

C. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

D. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.

Đáp án: D

Câu 4: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau?

A. Góc tới bằng góc khúc xạ và khác 0.

B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

C. Góc tới bằng 0.

D. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

Đáp án: C

Câu 5: Hãy chọn câu phát biểu đúng

A. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

B. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

C. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

D. Khi ánh sáng đi từ nước vào không khí thì tia tới và tia khúc xạ nằm cùng trong mặt phẳng tới. Góc tới bằng góc khúc xạ.

Đáp án: B

Câu 6: Dùng kẹp gắp một viên bi dưới đáy chậu lúc không có nước và lúc chậu đầy nước. Phát biểu nào sau đây chính xác?

A. Chậu có nước khó gắp hơn vì ánh sáng từ viên bi truyền đến mắt bị khúc xạ nên khó xác định vị trí của viên bi.

B. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng phản xạ ánh sáng.

C. Chậu có nước khó gắp hơn vì bi có nước làm giảm ma sát.

D. Chậu có nước khó gắp hơn vì có hiện tượng tán xạ ánh sáng.

Đáp án: A

Câu 7: Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến.

C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30o.

D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Đáp án: A

Câu 8: Trong trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt.

B. Khi ta soi gương.

C. Khi ta quan sát một con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.

D. Khi ta xem chiếu bóng.

Đáp án: C

Câu 9: Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi:

A. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và điểm tới.

Đáp án: A

Câu 10: Một tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

A. Trên đường truyền trong không khí.

B. Tại mặt phân cách giữa không khí và nước.

C. Trên đường truyền trong nước.

D. Tại đáy xô nước.

Đáp án: B

Ngoài Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 40, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9 để học tốt môn Vật lý hơn.n Ngoài ra đề thi học kì 2 lớp 9 cũng là tài liệu hay cho các bạn tham khảo, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao. 

Chia sẻ, đánh giá bài viết
19
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Vật lí 9

Xem thêm