Lý thuyết Vật lý 9 bài 9

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn

- Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu, nếu tiết diện dây tăng bao nhiêu lần thì điện trở của nó giảm bấy nhiêu lần.

- Công thức tính điện trở suất của một vật liệu: 

S=\pi.R^2=\pi.\dfrac{d^2}{4}

\Rightarrow Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của nó

\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}

- Ý nghĩa của điện trở suất: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện 1m^2. Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

Ta có: 

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{l_2}

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}

\Rightarrow Hai dây dẫn cùng chất liệu: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1.S_2}{l_2.S_1}

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn

- Điện trở của dây dẫn có cùng chiều dài và cùng tiết diện tỉ lệ thuận với điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn.

3. Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

R=\rho .\dfrac{l}{S}

Trong đó:

+ l là chiều dài dây dẫn (m)

+ S là tiết diện dây dẫn (m^2)

+ \rho là điện trở suất (\Omega )

+ R là điện trở (\Omega)

4. Trắc nghiệm Vật lý 9

Câu 1: Dây sắp xếp theo thứ tự giảm dần điện trở suất của một số kim loại là:

A. Vonfram - Đồng - Bạc - Nhôm.

B. Vonfram - Nhôm - Đồng - Bạc.

C. Vonfram - Bạc - Nhôm - Đồng.

C. Vonfram - Bạc - Đồng - Nhôm.

Đáp án: B

Câu 2: Một đoạn dây đồng dài 40 có tiết diện tròn, đường kính 1mm (lấy π = 3,14). Biết điện trở suất của đồng là 1,7. 10− 8 Ω m. Điện trở của đoạn dây đó là

A. R = 0,87 Ω.

B. R = 0,087 Ω.

C. R = 0,0087 Ω.

D. Một giá trị khác.

Đáp án: B

Câu 3: Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở nhiệt độ trong phòng có điện trở 25 Ω, có tiết diện tròn bán kính 0,01mm. Biết vonfram có điện trở suất 5,5 10 − 8 Ω m? Hỏi chiều dài của dây tóc này là bai nhiêu?

A. 0,143cm.

B. 1,43cm.

C. 14,3cm.

D. 143cm.

Đáp án: C

Câu 4: Có ba dây dẫn với chiều dài và tiết diện như nhau. Dây thứ nhất bằng bạc có điện trở R1. Dây thứ hai bằng đồng có điện trở R2. Dây thứ ba bằng nhôm có điện trở R3. Hệ thức nào sau đây là đúng khi so sánh độ lớn của các điện trở?

A. R3 > R2 > R1.

B. R1 > R3 > R2.

C. R2 > R1 > R3.

D. R1 > R2 > R3.

Đáp án: A

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 5 và 6.

Một đoạn dây dẫn bằng đồng dài 12m, tiết diện 0,2 mm2 .

Câu 5: Biết điện trở suất của đồng là 1,7. 10− 8 Ω m. Điện trở của đoạn dây trên có thể nhận giá trị:

A. 0,102 Ω.

B. 1,02 Ω.

C. 102 Ω.

D. Một kết quả khác.

Đáp án: B

Câu 6: Một đoạn dây đồng khác cũng có chiều dài 12m nhưng có tiết diện nhỏ hơn dây đồng thứ nhất 0,1 mm2 thì có điện trở là

A. 0,408 Ω.

B. 4,08 Ω.

C. 408 Ω.

D. Một kết quả khác.

Đáp án: B

Câu 7: Một cuộn dây nhôm có khối lượng 0,27kg, tiết diện thẳng của dây là 0,1mm2. Biết nhôm có khối lượng 2,7 g/cm2 và điện trở suất 2,8. 10−8 Ω m. Điện trở của cuộn dây có thể nhận giá trị là

A. 280 Ω.

B. 270 Ω.

C. 260 Ω.

D. 250 Ω.

Đáp án: A

Câu 8: Một dây dẫn bằng đồng có chiều dài 4m, tiết diện 0,4 mm2. Biết điện trở suất của đồng là 1,7. 10− 8 Ω m. Hỏi để có điện trở bằng R = 3,4 Ω thì phải dùng bao nhiêu dây dẫy như trên và nối chúng với nhau như thế nào?

A. Dùng 40 dây mắc nối tiếp.

B. Dùng 40 dây mắc song song.

C. Dùng 20 dây mắc nối tiếp.

D, Dùng 20 dây mắc song song.

Đáp án: C

Câu 9: Một cái vòng bạc bán kính 15cm, tiết diện 0,1 mm2 và điện trở suất của bạc 1,6. 10−8 Ω m . Nếu chiếc vòng bị đứt, điện trở của cái vòng có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau?

A. 0,15 Ω .

B. 0,5 Ω .

C. 1,5 Ω .

D. Một giá trị khác.

Đáp án: A

Câu 10: Hai dây dẫn bằng đồng và bằng nhôm có cùng tiết diện và khối lượng như nhau. Hỏi dây nào có điện trở lớn hơn?

A. Dây nhôm có điện trở lớn hơn.

B. Dây đồng có điện trở lớn hơn.

C. Hai dây có điện trở bằng nhau.

D. Không thể so sánh được.

Đáp án: B

---------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý 9 bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Đánh giá bài viết
4 5.922
Sắp xếp theo

Lý thuyết Vật lí 9

Xem thêm