Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 9 bài 8

Lý thuyết Vật lý 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Công thức tính điện trở của dây dẫn (điện trở thuần)

R=\rho .\dfrac{l}{S}\(R=\rho .\dfrac{l}{S}\)

Trong đó:

+ l là chiều dài dây dẫn (m)

+ S là tiết diện dây dẫn (m^2)\((m^2)\)

+ \rho\(\rho\) là điện trở suất (\Omega )\((\Omega )\)

+ R là điện trở (\Omega)\((\Omega)\)

- Ý nghĩa của điện trở suất: Điện trở suất của một vật liệu (hay một chất liệu) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài là 1m và tiết diện 1m^2\(1m^2\). Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ thì vật liệu đó dẫn điện càng tốt.

2. Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

- Các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu, nếu tiết diện dây tăng bao nhiêu lần thì điện trở của nó giảm bấy nhiêu lần.

\Rightarrow\(\Rightarrow\) Điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài và làm từ cùng một vật liệu thì tỉ lệ nghịch với tiết diện của nó

\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}\(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}\)

Ta có:

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng tiết diện: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{l_2}\(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1}{l_2}\)

+ Hai dây dẫn cùng chất liệu, cùng chiều dài: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}\(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{S_2}{S_1}\)

\Rightarrow\(\Rightarrow\) Hai dây dẫn cùng chất liệu: \dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1.S_2}{l_2.S_1}\(\dfrac{R_1}{R_2}=\dfrac{l_1.S_2}{l_2.S_1}\)

3. Công thức tính tiết diện

- Cho dây dẫn có bán kính R (hay đường kính d) ta có:

S=\pi.R^2=\pi.\dfrac{d^2}{4}\(S=\pi.R^2=\pi.\dfrac{d^2}{4}\)

\Rightarrow \dfrac{S_1}{S_2}=\left ( \dfrac{d_1}{d_2} \right ) ^2\(\Rightarrow \dfrac{S_1}{S_2}=\left ( \dfrac{d_1}{d_2} \right ) ^2\)

4. Trắc nghiệm Vật lý 9

Câu 1: Hai dây dẫn bằng kim loại có cùng chiều dài dây thứ nhất có tiết diện 4 mm2, dây thứ hai có tiết diện 10 mm2. So sánh điện trở R1 và R2 của hai dây này thì

A. R2 > 2,5.R1.

B. R2 < 2,5R1.

C. R2 = 2,5.R1.

D. R2 = 4.R1.

Đáp án: C

Câu 2: Hai dây dẫn bằng nhôm có chiều dài, tiết diện và điện trở tương ứng là l1, S1, R1 và l2, S2, R2. Biết l1 = 4l2; S1 = 2S2. Kết quả nào sau đây về mối quan hệ giữa các điện trở R1 và R2 của hai dây dẫn là đúng.

A. R1 = 8R2.

B. R1 = R2/2 .

C. R1 = 2R2.

D. R 1 = R2/ 8.

Đáp án: C

Câu 3: Để tìm hiểu sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào tiết diện dây dẫn, cần phải xác định và so sánh điện trở của các dây dẫn có những đặc điểm nào?

A. Các dây dẫn này phải có cùng tiết diện, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài khác nhau.

B. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, được làm từ cùng một vật liệu nhưng có tiết diện khác nhau.

C. Các dây dẫn này phải có cùng chiều dài, cùng tiết diện nhưng được làm bằng các vật liệu khác nhau.

D. Các dây dẫn này phải được làm từ cùng một vật liệu nhưng có chiều dài và tiết diện khác nhau.

Đáp án: B

Câu 4: Một dây cáp điện bằng đồng có lõi là 15 sợi dây đồng nhỏ xoắn lại với nhau. Điện trở của mỗi sợi dây đồng nhỏ này là 0,9 Ω. Tính điện trở của dây cáp điện này.

A. 0,6 Ω

B. 6 Ω

C. 0,06 Ω

D. 0,04 Ω

Đáp án: C

Câu 5: Một dây dẫn đồng chất có chiều dài l , tiết diện đều S có điện trở là 8 Ω được gập đôi thành một dây dẫn mới có chiều dài l/2 . Điện trở của dây dẫn mới này là bao nhiêu?

A. 4 Ω

B. 6 Ω

C. 8 Ω

D. 2 Ω

Đáp án: D

Câu 6: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện S1 = 5 mm2 và điện trở R1 = 8,5 Ω. Dây thứ hai có tiết diện S2 = 0,5 mm2. Tính điện trở R2.

A. 8,5 Ω

B. 85 Ω

C. 50 Ω

D. 55 Ω

Đáp án: B

Câu 7: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 6,8 với lõi gồm 20 sợi đồng mảnh. Tính điện trở của mỗi sợi dây mảnh này, cho rằng chúng có tiết diện như nhau.

A. R = 130 Ω.

B. R = 135 Ω.

C. R = 132 Ω.

D. Một kết quả khác.

Đáp án: D

Câu 8: Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài có tiết diện và điện trở tương ứng là S1, R1 và S2, R2. Hệ thức nào dưới đây là đúng?

A. S1R1 = S2R2

B. S1/R1 = S2/R2 .

C. R1R2 = S1S2

D. Cả ba hệ thức trên đều sai

Đáp án: A

Câu 9: Hai dây dẫn bằng đồng có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5 mm2 và điện trở 8,5 Ω. Hỏi dây thứ hai có điện trở 127,5 Ω thì có tiết diện là bao nhiêu?

A. 5 mm2 .

B. 7,5 mm2.

C. 15 mm2.

D. Một kết quả khác.

Đáp án: B

Câu 10: Một dây dẫn bằng đồng có điện trở 9,6 Ω với lõi gồm 30 sợi đồng mảnh có tiết diện như nhau. Điện trở của mỗi sợi dây mảnh là bao nhiêu?

A. R = 9,6 Ω.

B. R = 0,32 Ω.

C. R = 288 Ω.

D. Một giá trị khác.

Đáp án: C

---------------------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý 9 bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm