Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 45

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

I - ĐẶC ĐIỂM CỦA ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH PHÂN KÌ

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì

- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.

- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.

Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.

- Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.

Ảnh của vật qua thấu kính phân kì luôn là ảnh ảo.

II - CÁCH DỰNG ẢNH

1. Cách dựng ảnh qua thấu kính phân kì

- Muốn dựng ảnh A\(A'B'\) của AB\(AB\) qua thấu kính (AB\(AB\) vuông góc với trục chính, A\(A\) nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B\(B'\) của B\(B\) bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B\(B'\) hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh A\(A'\) của A\(A\).

+ Từ điểm B vẽ tia song song với trục chính của thấu kính thu được tia ló đi qua có phần kéo dài đi qua tiêu điểm F\(F'\) (tiêu điểm ảnh của thấu kính phân kì)

+ Từ điểm B vẽ tiếp tia đi qua quang tâm O của thấu kính thu được tia ló truyền thẳng qua O

+ Giao điểm của hai tia trên là điểm B’ ảnh của điểm B. Từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính của thấu kính => điểm A’

2. Công thức thấu kính phân kì

- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \frac{h}{{h\(\frac{h}{{h'}} = \frac{d}{{d'}}\)

- Quan hệ giữa d,d\(d,d'\)f: \frac{1}{f} = \frac{1}{{d\(f: \frac{1}{f} = \frac{1}{{d'}} - \frac{1}{d}\)

Trong đó:

+ h\(h\): chiều cao của vật

+ h\(h'\): chiều cao của ảnh

+ d\(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính

+ d\(d'\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

+ f\(f\): tiêu cự của thấu kính

Tổng quát lại công thức cho cả thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì:

\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d\(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\)

Quy ước dấu:

+ Thấu kính hội tụ: f > 0\(f > 0\)

+ Thấu kính phân kì: f < 0\(f < 0\)

+ Ảnh là ảnh thật: d\(d' > 0\)

+ Ảnh là ảnh ảo: d\(d' < 0\)

+ Vật là vật thật: d > 0\(d > 0\)

Trong đó:

+ d\(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính

+ d\(d'\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

+f\(f\): tiêu cự của thấu kính

III - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 9

Câu 1: Ảnh của một ngọn nến qua một thấu kính phân kì:

A. có thể là ảnh thật, có thể là ảnh ảo.

B. chỉ có thể là ảnh ảo, nhỏ hơn ngọn nến.

C. chỉ có thể là ảnh ảo, lớn hơn ngọn nến.

D. chỉ có thể là ảnh ảo, có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn ngọn nến.

Đáp án: B

Câu 2: Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì giống nhau ở chỗ:

A. đều cùng chiều với vật

B. đều ngược chiều với vật

C. đều lớn hơn vật

D. đều nhỏ hơn vật

Đáp án: A

Câu 3: Vật đặt ở vị trí nào trước thấu kính phân kì cho ảnh trùng với vị trí tiêu điểm:

A. Đặt trong khoảng tiêu cự.

B. Đặt ngoài khoảng tiêu cự.

C. Đặt tại tiêu điểm.

D. Đặt rất xa.

Đáp án: D

Câu 4: Một vật sáng được đặt tại tiêu điểm của thấu kính phân kì. Khoảng cách giữa ảnh và thấu kính là:

A. f/2

B. f/3

C. 2f

D. f

Đáp án: A

Câu 5: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kì có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ:

A. càng lớn và càng gần thấu kính.

B. càng nhỏ và càng gần thấu kính.

C. càng lớn và càng xa thấu kính.

D. càng nhỏ và càng xa thấu kính.

Đáp án: A

Câu 6: Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì:

A. h = h’

B. h = 2h’

C. h’ = 2h

D. h < h’

Đáp án: B

Câu 7: Lần lượt đặt vật AB trước thấu kính phân kì và thấu kính hội tụ. Thấu kính phân kì cho ảnh ảo A1B1, thấu kính hội tụ cho ảnh ảo A2B2 thì:

A. A1B1 < A2B2

B. A1B1 = A2B2

C. A1B1 > A2B2

D. A1B1 ≥ A2B2

Đáp án: A

Câu 8: Một người quan sát vật AB qua một thấu kính phân kì, đặt cách mắt 8 cm thì thấy ảnh của mọi vật ở xa, gần đều hiện lên cách mắt trong khoảng 64 cm trở lại. Xác định tiêu cự của thấu kính phân kì:

A. 40 cm

B. 64 cm

C. 56 cm

D. 72 cm

Đáp án: C

Câu 9: Đặt vật AB trước một thấu kính phân kì có tiêu cự f = 12 cm. Vật AB cách thấu kính khoảng d = 8 cm. A nằm trên trục chính, biết vật AB = 6 mm. Ảnh của vật AB cách thấu kính một đoạn bằng bao nhiêu?

B. d' = 4,8 cm.

C. d' = 5,2 cm.

D. d' = 5,5 cm.

Đáp án: B

Câu 10: Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì. Ảnh A'B' của AB qua thấu kính phân kì có tính chất gì?

A. Ảnh ảo, cùng chiều với vật.

B. Ảnh thật, cùng chiều với vật.

C. Ảnh thật, ngược chiều với vật.

D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật.

Đáp án: A

.............................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 45. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Lý thuyết Vật lí 9

Xem thêm