Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý 9 bài 6

Lý thuyết Vật lý 9 bài 6: Bài tập vận đụng định luật Ôm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 6: Bài tập vận đụng định luật Ôm được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

1. Định luật Ôm

- Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Công thức định luật Ôm: I=\frac{U}{R}\(I=\frac{U}{R}\)

2. Đoạn mạch mắc song song

- Đoạn mạch mắc song song gồm n điện trở {{R}_{1}},{{R}_{2}},{{R}_{3}},....,{{R}_{n}}\({{R}_{1}},{{R}_{2}},{{R}_{3}},....,{{R}_{n}}\) mắc song song, ta có các tính chất sau:

+ Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tổng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở {{I}_{AB}}={{I}_{1}}+{{I}_{2}}+....+{{I}_{n}}\({{I}_{AB}}={{I}_{1}}+{{I}_{2}}+....+{{I}_{n}}\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần {{U}_{AB}}={{U}_{1}}={{U}_{2}}=....={{U}_{n}}\({{U}_{AB}}={{U}_{1}}={{U}_{2}}=....={{U}_{n}}\)

+  Điện trở tương đương của đoạn mạch song song bằng tổng các điện trở thành phần: \frac{1}{{{R}_{td}}}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+...+\frac{1}{{{R}_{n}}}\(\frac{1}{{{R}_{td}}}=\frac{1}{{{R}_{1}}}+\frac{1}{{{R}_{2}}}+...+\frac{1}{{{R}_{n}}}\)

3. Đoạn mạch mắc nối tiếp

- Đoạn mạch mắc nối tiếp gồm n điện trở {{R}_{1}},{{R}_{2}},{{R}_{3}},....,{{R}_{n}}\({{R}_{1}},{{R}_{2}},{{R}_{3}},....,{{R}_{n}}\) mắc nối tiếp, ta có các tính chất sau:

+ Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng cường độ dòng điện chạy qua từng điện trở {{I}_{AB}}={{I}_{1}}={{I}_{2}}=....={{I}_{n}}\({{I}_{AB}}={{I}_{1}}={{I}_{2}}=....={{I}_{n}}\)

+ Hiệu điện thế giữa hai đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần {{U}_{AB}}={{U}_{1}}+{{U}_{2}}+....+{{U}_{n}}\({{U}_{AB}}={{U}_{1}}+{{U}_{2}}+....+{{U}_{n}}\)

+ Trong đoạn mạch gồm hai điện trở mắc nối tiếp, hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tỉ lệ thuận với điện trở đó: \frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\(\frac{{{U}_{1}}}{{{U}_{2}}}=\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\)

- Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở thành phần: {{R}_{td}}={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+...+{{R}_{n}}\({{R}_{td}}={{R}_{1}}+{{R}_{2}}+...+{{R}_{n}}\)

4. Trắc nghiệm Vật lý 9

Câu 1: Có hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hiệu điện thế 6V. Trong cách mắc thứ nhất, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 0,4A. Trong cách mắc thứ 2, người ta đo được cường độ dòng điện của mạch là 1,8A. Hỏi điện trở R1 và điện trở R2 có thể nhận cặp giá trị nào trong các cặp giá trị sau

A. 2 Ω và 4  .

B. 3 Ω và 6 Ω.

C. 5 Ω và 10 Ω.

D. 7 Ω và 14 Ω.

Đáp án: C

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 2 và 3

Hai bóng đèn giống nhau, trên bóng đèn có ghi 6V - 0,5A.

Câu 2: Ý nghĩa các con số 6 V - 0,5A ghi trên bóng đèn là gì?

A. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

B. 6V là hiệu điện thế thấp nhất cần đặt vào bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện định mức của bóng đèn.

C. 6V là hiệu điện thế định mức của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện thấp nhất của bóng đèn.

D. 6V là hiệu điện thế cao nhất của bóng đèn; 0,5A là cường độ dòng điện luôn chạy qua bóng đèn với mọi hiệu điện thế khác nhau.

Đáp án: A

Câu 3: Mắc nối tiếp hai bóng đèn nàu với hiệu điện thế U. Muốn hai đèn sáng bình thường thì U phải nhận giá trị.

A. U = 3V.

B. U = 6V.

C. U = 12V.

D. U = 36V.

Đáp án: C

Câu 4: Hai bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức 110V, cường độ dòng điện định mức của đèn thứ nhất là 0,91A, của đèn thứ 2 là 0,36A mắc nối tiếp với nhau vào hiệu điện thế 220V. Hỏi độ sáng của hai bóng đèn sẽ như thế nào?

A. Hai bóng sáng bình thường.

B. Bóng thứ nhất sáng bình thường, bóng thứ hai sáng yếu.

C. Bóng thứ nhất sáng mạnh quá mức bình thường, bóng thứ hai sáng bình thường.

D. Bóng thư nhất sáng yếu hơn mức bình thường, bóng thứ hai sáng mạnh hơn mức bình thường.

Đáp án: D

Câu 5: Ba điện trở giống nhau R1 = R2 = R3. Hỏi có bao nhiêu cách mắc đồng thời ba điện trở này vào một mạch điện mà điện trở tương đương của mỗi mạch là khác nhau?

A. 5 cách.

B. 4 cách.

C. 3 cách.

D. 2 cách.

Đáp án: B

Câu 6: Một đoạn mạch gồm 3 điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 7 Ω, R3 = 18 Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A. Hỏi điện trở tương đương của đoạn mạch và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là bao nhiêu?

A. R = 30 Ω, U = 30V.

B. R = 5 Ω, U = 10V.

C. R = 7 Ω, U = 14V.

D. R = 18 Ω, U = 36V.

Đáp án: A

Sử dụng dữ kiện sau trả lời các câu hỏi 7, 8 và 9.

Một đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp nhau. Giá trị các điện trở R1 = 5 Ω, R2 = 6 Ω, R3 = 15 Ω, cường độ dòng điện trong mạch bằng 1A.

Câu 7: Điện trở tương đương của đoạn mạch là kết quả nào trong các kết quả sau

A. R = 6 Ω .

B. R = 5 Ω .

C. R = 15 Ω .

D. Một kết quả khác.

Đáp án: D

Câu 8: Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở và hai đầu đoạn mạch bằng bao nhiêu?

A. U1 = 6V, U2 = 5V, U3 = 15V và U = 26V.

B. U1 = 5V, U2 = 6V, U3 = 15V và U = 26V.

C. U1 = 15V, U2 = 6V, U3 = 5V và U = 26V.

D. U1 = 5V, U2 = 15V, U3 = 6V và U = 26V.

Đáp án: B

Câu 9: Thay R3 bằng Rx, khi đó dòng điện trong mạch là 0,5A. Giá trọ của Rx

A. Rx = 40 Ω.

B. Rx = 42 Ω.

C. Rx = 41 Ω.

D. Rx = 43 Ω.

Đáp án: C

Câu 10: Ba điện trở giống nhau có cùng giá trị 6Ω. Hỏi phải mắc chúng như thế nào để có điện trở tương đương bằng 4Ω?

A. Hai điện trở mắc nối tiếp nhau, cả hai cùng song song với điện trở thứ ba.

B. Cả ba điện trở mắc song song.

C. Hai điện trở song song với nhau, cả hai cùng nối tiếp với điện trở thứ ba.

D. Hai điện trở mắc nối tiếp với nhau.

Đáp án: A

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý 9 bài 6. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm