Vật lý 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì tổng hợp lý thuyết cơ bản môn Vật lý 9 bài 43, kèm câu hỏi trắc nghiệm cho các em tham khảo luyện tập. Tài liệu giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài và vận dụng trả lời câu hỏi liên quan. Mời các bạn tham khảo chi tiết sau đây.
A. Lý thuyết Vật lý 9 bài 43
I - ĐẶC ĐIỂM ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI THẤU KÍNH HỘI TỤ
II - CÁCH DỰNG ẢNH
1. Dựng ảnh của điểm sáng S tạo bởi thấu kính hội tụ
- Từ \(S\) ta dựng hai trong ba tia đặc biệt đến thấu kính sau đó vẽ hai tia ló ra khỏi thấu kính
- Nếu 2 tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh thật \(S'\) của \(S\), nếu đường kéo dài của hai tia ló cắt nhau thì giao điểm cắt nhau đó chính là ảnh ảo \(S'\) của \(S\) qua thấu kính.
2. Dựng ảnh của một vật sáng AB tạo bởi thấu kính hội tụ
- (Muốn dựng ảnh \(A'B'\) của \(AB\) qua thấu kính \(AB\) vuông góc với trục chính, \(A\) nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh \(B'\) của \(B\) bằng cách vẽ đường truyền của hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ \(B'\) hạ vuông góc xuống trục chính là ta có ảnh \(A'\) của \(A\).
3. Công thức thấu kính hội tụ
- Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: \(\dfrac{h}{{h'}} = \dfrac{d}{{d'}}\)
- Quan hệ giữa \(d,d'\) và \(f\): \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} + \dfrac{1}{{d'}}\) nếu là ảnh ảo thì \(\dfrac{1}{f} = \dfrac{1}{d} - \dfrac{1}{{d'}}\)
Trong đó:
+ \(h\): chiều cao của vật
+ \(h'\): chiều cao của ảnh
+ \(d\): khoảng cách từ vật đến thấu kính
+ \(d'\): khoảng cách từ ảnh đến thấu kính
+ \(f\): tiêu cự của thấu kính
B. Giải bài tập Vật lý 9 bài 43
- Giải bài tập trang 116, 117, 118 SGK Vật lý lớp 9: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
- Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 42 - 43: Thấu kính hội tụ - Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
C. Trắc nghiệm Vật lý 9 bài 43
Câu 1: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
A. là ảnh thật, lớn hơn vật.
B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật.
C. ngược chiều với vật.
D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật.
Đáp án: D
Câu 2: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là:
A. ảnh ảo ngược chiều vật.
B. ảnh ảo cùng chiều vật.
C. ảnh thật cùng chiều vật.
D. ảnh thật ngược chiều vật.
Đáp án: B
Câu 3: Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là:
A. thật, ngược chiều với vật.
B. thật, luôn lớn hơn vật.
C. ảo, cùng chiều với vật.
D. thật, luôn cao bằng vật.
Đáp án: A
Câu 4: Chỉ ra phương án sai. Đặt một cây nến trước một thấu kính hội tụ.
A. Ta có thể thu được ảnh của cây nến trên màn ảnh.
B. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn cây nến.
C. Ảnh của cây nến trên màn ảnh có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.
D. Ảnh ảo của cây nến luôn luôn lớn hơn cây nến.
Đáp án: C
Câu 5: Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất:
A. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật.
B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật.
C. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật.
D. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật.
Đáp án: D
Câu 6: Một vật AB cao 3 cm đặt trước một thấu kính hội tụ. Ta thu được một ảnh cao 4,5cm. Ảnh đó là:
A. Ảnh thật
B. Ảnh ảo
C. Có thể thật hoặc ảo
D. Cùng chiều vật
Đáp án: C
Câu 7: Để dựng ảnh qua thấu kính hội tụ, ta sử dụng tính chất của các tia đặc bệt. Hãy cho biết phương pháp nào sau đây là đúng?
A. Cả ba phương án đều đúng.
B. Dùng một tia qua quang tâm và một tia song song với trục chính.
C. Dùng một tia qua quang tâm và một tia qua tiêu điểm.
D. Dùng một tia qua tiêu điểm và một tia song song với trục chính.
Đáp án: A
Câu 8: Một vật AB đặt trước một thấu kính hội tụ. Dùng một màn ảnh M, ta hứng được một ảnh cao 5cm và đối xứng với vật qua quang tâm O. Kích thước của vật AB là:
A. 10cm
B. 15cm
C. 5 cm
D. 20 cm
Đáp án: C
Câu 9: Cho thấu kính có tiêu cự 20 cm, vật AB đặt cách thấu kính 60 cm và có chiều cao h = 2 cm. Vận dụng kiến thức hình học hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính.
A. d' = 20cm.
B. d' = 30cm.
C. d' = 40cm.
D. d' = 50cm.
Đáp án: B
Câu 10: Một vật sáng AB có dạng một đoạn thẳng vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ tại A và cách thấu kính 20 cm. Tiêu cự của thấu kính bằng 15 cm. Dựa vào phép đo và kiến thức hình học tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật.
A. 3 lần.
B. 2 lần.
C. 5 lần
D. Ảnh cao bằng vật.
Đáp án: A
.............................
Ngoài Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 43, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9 và đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.