Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện. Điều này chứng tỏ ánh sáng có năng lượng.

Trong các tác dụng đó, năng lượng ánh sáng được biến đổi thành các dạng năng lượng khác như: nhiệt năng, điện năng và năng lượng cần thiết cho sự sống.

I - TÁC DỤNG NHIỆT CỦA ÁNH SÁNG

Ánh sáng chiếu vào các vật sẽ làm chúng nóng lên. Khi đó năng lượng ánh sáng đã bị biến thành nhiệt năng.

Đó là tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.

II - TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA ÁNH SÁNG

Ánh sáng có thể gây ra một số biến đổi nhất định ở sinh vật. Đó là tác dụng sinh học của ánh sáng.

Trong tác dụng này, năng lượng ánh sáng đã biến thành các dạng năng lượng cần thiết cho cơ thể sinh vật.

Con người, các động vật và các loại cây xanh cần phải có ánh sáng để duy trì sự sống.

III - TÁC DỤNG QUANG ĐIỆN CỦA ÁNH SÁNG

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56: Các tác dụng của ánh sáng

Pin mặt trời (pin quang điện) là một nguồn điện có thể phát điện khi có ánh sáng chiếu vào nó.

Trong pin có sự biến đổi trực tiếp của năng lượng ánh sáng thành năng lượng điên.

Tác dụng của ánh sáng lên pin quang điện gọi là tác dụng quang điện.

IV - TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 9

Câu 1: Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?

A. Tác dụng nhiệt

B. Tác dụng quang điện

C. Tác dụng từ

D. Tác dụng sinh học

Đáp án: C

Câu 2: Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành

A. điện năng

B. nhiệt năng

C. cơ năng

D. hóa năng

Đáp án: B

Câu 3: Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối

A. hấp thụ ít ánh sáng nên cảm thấy nóng.

B. hấp thụ nhiều ánh sáng nên cảm thấy nóng.

C. tán xạ ánh sáng nhiều nên cảm thấy nóng.

D. tán xạ ánh sáng ít nên cảm thấy mát.

Đáp án: B

Câu 4: Chọn phương án sai

Các việc chứng tỏ tác dụng nhiệt của ánh sáng là:

A. Phơi quần áo

B. Làm muối

C. Sưởi ấm về mùa đông

D. Quang hợp của cây

Đáp án: D

Câu 5: Công việc nào dưới đây ta đã sử dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Đưa một chậu cây cảnh ra ngoài sân phơi.

B. Kê bàn học cạnh của sổ cho sáng.

C. Phơi thóc ngoài sân khi trời nắng to.

D. Cho ánh sáng chiếu vào bộ pin mặt trời của máy tính để nó hoạt động.

Đáp án: C

Câu 6: Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng?

A. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên.

B. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ.

C. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện.

D. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương.

Đáp án: D

Câu 7: Ánh sáng mặt trời chiếu vào cây cối có thể gây ra những tác dụng gì?

A. Nhiệt và sinh học

B. Nhiệt và quang điện

C. Sinh học và quang điện

D. Chỉ gây ra tác dụng nhiệt

Đáp án: A

Câu 8: Trong việc sưởi nắng của người già và việc tắm nắng của trẻ em, người ta đã sử dụng những tác dụng gì của ánh nắng mặt trời?

A. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng nhiệt.

B. Đối với cả người già và trẻ em đều sử dụng tác dụng sinh học.

C. Đối với người già thì sử dụng tác dụng nhiệt, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng sinh học.

D. Đối với người già thì sử dụng tác dụng sinh học, còn đối với trẻ em thì sử dụng tác dụng nhiệt.

Đáp án: B

Câu 9: Trong pin năng lượng ánh sáng đã biến thành

A. Nhiệt năng

B. Quang năng

C. Năng lượng điện

D. Cơ năng

Đáp án: C

Câu 10: Ánh sáng chiếu vào bộ pin Mặt Trời lắp trên một máy tính bỏ túi sẽ gây ra những tác dụng gì?

A. Chỉ gây tác dụng nhiệt.

B. Chỉ gây tác dụng quang điện.

C. Gây ra đồng thời tác dụng nhiệt và tác dụng quang điện.

D. Không gây ra tác dụng nào cả.

Đáp án: C

Câu 11: Hiện tượng nước ở biển, sông, hồ bay hơi là do tác dụng gì của ánh sáng?

A. Tác dụng nhiệt.

B. Tác dụng hóa học.

C. Tác dụng quang điện.

D. Tác dụng sinh học.

Đáp án: A

Câu 12: Ánh sáng mặt trời có tác dụng gì đối với loài người?

A. Phát triển.

B. Sinh trưởng.

C. A và B đúng.

D. Hô hấp.

Đáp án: C

Câu 13: Tảo, rong biển, san hô,... sống và phát triển được là do tác dụng nào của ánh sáng mặt trời?

A. Tác dụng sinh học.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Cả ba phương án còn lại đều sai.

D. Tác dụng quang điện

Đáp án: A

Câu 14: Trong các công việc sau đây, công việc nào ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng?

A. Phơi thóc, ngô, cá, mực... ngoài trời nắng, ánh sáng chiếu vào chúng sẽ làm nóng chúng lên và khô đi.

B. Làm muối ngoài đồng muối.

C. Ở các nước châu âu, thời tiết thường giá lạnh, vào những lúc có nắng, người ta thường ra ngoài để tắm nắng.

D. Các công việc trên đều ứng dụng tác dụng nhiệt của ánh sáng.

Đáp án: D

Câu 15: Tương truyền rằng Acsimet đã dùng gương để đốt cháy các chiến thuyền của người La Mã đến xâm phạm thành Xiraquyxo, quê hương của ông. Acsimet đã dùng tác dụng gì của ánh sáng Mặt Trời?

A. Tác dụng quang điện.

B. Tác dụng nhiệt.

C. Tác dụng sinh học.

D. Các tác dụng của ánh sáng đều tác dụng.

Đáp án: B

.............................

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 56. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm