Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 12

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 12: Công suất điện

Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 12: Công suất điện được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Vật lý lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới

I - CÔNG SUẤT ĐỊNH MỨC CỦA CÁC DỤNG CỤ ĐIỆN

- Số oát ghi trên mỗi dụng cụ điện cho biết công suất định mức của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ khi nó hoạt động bình thường.

- Trên mỗi dụng cụ điện thường có ghi: giá trị hiệu điện thế định mứccông suất định mức.

Ý nghĩa: Một dụng cụ điện khi được sử dụng với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức thì nó sẽ tiêu thụ công suất điện bằng công suất định mức.

Công suất định mức cho biết công suất giới hạn khi sử dụng dụng cụ đó. Dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn

Ví dụ: Trên một bòng đèn có ghi 220V – 75W nghĩa là: bóng đèn sáng bình thường khi đựơc sử dụng với nguồn điện có hiệu điện thế 220V thì công suất điện qua bóng đèn là 75W

II - CÔNG SUẤT ĐIỆN

Công suất điện trong một đoạn mạch bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện qua nó.

Công thức: P = UI\(P = UI\)

Trong đó:

+ P\(P\): công suất \left( {\rm{W}} \right)\(\left( {\rm{W}} \right)\)

+ U\(U\): hiệu điện thế \left( V \right)\(\left( V \right)\)

+ I\(I\): cường độ dòng điện \left( A \right)\(\left( A \right)\)

Đơn vị: Oát \left( W \right)\(Oát \left( W \right)\)

\begin{array}{l}1MW = 1000kW = 1000000W\\1W = {10^3}kW = {10^{ - 6}}MW\end{array}\(\begin{array}{l}1MW = 1000kW = 1000000W\\1W = {10^3}kW = {10^{ - 6}}MW\end{array}\)

III - HỆ QUẢ

Nếu đoạn mạch cho điện trở R thì công suất điện cũng có thể tính bằng công thức:

P = {I^2}R\(P = {I^2}R\) hoặc P = \frac{{{U^2}}}{R}\(P = \frac{{{U^2}}}{R}\) hoặc tính công suất bằng P = \frac{A}{t}\(P = \frac{A}{t}\)

Trong đoạn mạch mắc nối tiếp (cùng I) thì: \dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\(\dfrac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)

(công suất tỉ lệ thuận với điện trở)

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Lý thuyết Vật lý lớp 9 bài 12. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Vật Lý lớp 9, Giải bài tập môn Vật lý lớp 9, Giải vở bài tập Vật Lý 9, Tài liệu học tập lớp 9, ngoài ra các bạn học sinh có thể tham khảo thêm đề học kì 1 lớp 9đề thi học kì 2 lớp 9 mới nhất được cập nhật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Vật lí 9

    Xem thêm