Mở bài Nói với con - Y Phương

Mở bài Nói với con - Y Phương là tổng hợp những mở bài mẫu hay, mới nhất, phù hợp áp dụng vào nhiều dạng bài do VnDoc biên soạn. Mời quý độc giả tham khảo!

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc, nghiêm cấm hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Mở bài “Nói với con” - Mẫu 1

“Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư” (Lê Ngọc Trà). Phải thế chăng mà tác phẩm nghệ thuật chính là cầu nối để tác giả bộc lộ cảm xúc và người đọc từ đó được đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia? Y Phương - một nhà thơ miền núi đã tha thiết “Nói với con” về tình cảm cha con thắm thiết, hay rộng hơn cả đó chính là tình cảm đối với quê hương dân tộc, với bản làng thông qua lời tâm sự chuyện trò hai cha con.

2. Mở bài “Nói với con” - Mẫu 2

“Con là sợi giây hạnh phúc

Mảnh hơn sợi tóc

Buộc cuộc đời cha vào với mẹ.”

Đã từ lâu hai tiếng “ gia đình” đã đi sâu vào trong tiềm thức của mỗi con người. Đó là nơi chứa đầy tình yêu thương và sự ngọt ngào của mẹ, là những lời tâm tình trầm ấm của cha. Chúng ta đã từng gặp gỡ rất nhiều hình ảnh người mẹ đi vào văn học từ xưa tới nay. Nhưng ta đã bao giờ thử đắm mình vào thế giới của cha và khám phá ra một kỳ quan tuyệt hảo nhất? Y Phương đã đưa trái tim biết bao bạn đọc đến những trang thơ viết về tình phụ tử qua lời cha nói với con đầy cảm xúc và niềm tự hào. Đó chính là bài thơ “Nói với con”.

3. Mở bài “Nói với con” - Mẫu 3

Từ ngàn xưa ông bà ta đã răn dạy “Giấy rách phải giữ lấy lề”, nguyên tắc sống và nguyên tắc cầm bút của Y Phương cũng vậy. Con người Y Phương mộc mạc, giản dị trong đời thường lẫn trên trang viết. Tuổi thơ của Y Phương được bao bọc bởi những câu chuyện tưởng như huyền thoại của núi non Cao Bằng. Tất cả những điều ấy đã trở thành điểm tựa để tác phẩm “Nói với con” được ra đời.

4. Mở bài “Nói với con” - Mẫu 4

Tình cảm gia đình luôn là một nguồn cảm hứng bất tận hiện hữu trong thi ca văn học Việt Nam. “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đánh cắp trái tim độc giả bởi tình cha con bao năm xa cách mà đầy nghịch cảnh éo le trong chiến tranh. Hòa trong những cung bậc nỗi nhớ và suy tư của người cháu đối với bà trong “ Bếp lửa” của Bằng Việt, ta chắc chắn không thể quên được tình cảm yêu thương nồng thắm của người bà dành cho cháu. Và rồi hướng tầm mắt đến những trang văn viết về tình phụ tử của Y Phương, ta bắt gặp được những lời răn dạy của người cha dành cho đứa con bé nhỏ của mình qua bài thơ “Nói với con”.

5. Mở bài “Nói với con” - Mẫu 5

Nhà văn Nga Turgenev cho rằng: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là lối riêng của nhà văn, là giọng riêng của nhà văn mà ta không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kỳ người nào khác”. Quả thực, chính sự mới mẻ, khác lạ là yếu tố cốt tử làm nên sức sống lâu bền của một tác phẩm văn chương thực thụ. Cùng viết về một đề tài nhưng mỗi tác giả lại có những cách thể hiện riêng. Đến với “Nói với con” – Y Phương ta sẽ thấy tình cảm gia đình, quê hương được thể hiện một cách mới mẻ, độc đáo qua lời tâm sự, động viên của người cha dành cho con.

----------------------------------------

Để đón đọc thêm những tài liệu học tập hữu ích khác, mời bạn đọc ghé thăm những địa chỉ như Ngữ văn lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9, Văn mẫu lớp 9. VnDoc rất hân hạnh được trở thành người đồng hành cùng các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn gặt hái được kết quả cao!

Đánh giá bài viết
1 219
Sắp xếp theo

    Mở bài - Kết bài hay lớp 9

    Xem thêm