Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu học tập nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Nghị luận xã hội Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn
1. Dàn ý nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn
1. Mở Bài
- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại.
- Thế nhưng dù phát triển và tân tiến đến đâu khoa học cũng phải nằm trong sự kiểm soát lương tâm, có trách nhiệm của con người: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn".
2. Thân Bài
* Giải thích:
- Khoa học là một hệ thống những tri thức về tất cả mọi lĩnh vực bao gồm triết học, y học, văn học, thiên văn học, vật chất học,...
- Nền khoa học chân chính phải là khoa học của đạo đức, xuất phát từ đạo đức, lấy đạo đức, lương tâm làm nền tảng.
* Bàn luận:
- Khoa học không có lương tâm, đạo đức có ảnh hưởng đến những người làm nghiên cứu:
+ Sự hấp dẫn của những giá trị mà đề tài nghiên cứu đem đến, nên nhiều người đã lợi dụng nó để chuộc lợi riêng cho bản thân, họ trở nên tham lam, ích kỷ, đen tối.
+ Nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề tâm huyết, được đặt lên hàng đầu mà trở thành vỏ bọc để những họ bòn rút, phục vụ cho những mục đích không lành mạnh.
+ Những nghiên cứu khoa học dần kém đi về chất và tính sáng tạo, họ triển khai vô số đề tài chỉ để lấy cái danh, còn thực tích thì chẳng thấy đâu.
- Ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân loại:
+ Những thử nghiệm y học vô nhân tính lên tù nhân và trẻ em gây nhiều hậu quả khủng khiếp, ám ảnh.
+ Chế tạo các loại vũ khí hạt nhân khiến hàng triệu người chết, hậu quả và sức ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.
+ Ngoài ra việc tiếp xúc với khoa học công nghệ, với điện tử máy móc quá nhiều khiến con người dần trở nên vô cảm, lạnh lùng với cuộc sống.
* Bài học:
- Cần phải đứng lên, ủng hộ những nhà tư tưởng, những người hoạt động vì nhân quyền, vì hòa bình của thế giới.
- Ngăn chặn những hoạt động khoa học đi ngược lại với đạo đức và lương tâm của con người.
- Hoạt động nghiên cứu khoa học đều phải dựa trên nền tảng nhân đạo vì cuộc sống của con người.
3. Kết Bài
- Dù có đi xa về khoa học thế nhưng nếu đạo đức và lương tâm không đi song hành, thì đó là một khiếm khuyết vô cùng to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nhân loại.
- Chỉ khi đạo đức và khoa học dạo bước cùng nhau tiến tới thì thế giới và con người mới thật sự tiến bộ toàn diện cả về chất và lượng.
2. Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn mẫu 1
Trong vòng mấy trăm năm trở lại đây sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực đã tạo thành một làn sóng khai hóa mạnh mẽ từ Đông sang Tây, đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại. Con người được sống trong một thế giới mới, một môi trường mới, được hưởng những thành tựu tuyệt vời mà nền tri thức khoa học công nghệ mang đến. Thế nhưng dù phát triển và tân tiến đến đâu khoa học cũng phải nằm trong sự kiểm soát lương tâm, có trách nhiệm của con người, phải lấy mục tiêu phục vụ xã hội và nhân đạo hàng đầu. Có quan điểm rất đáng suy ngẫm về vấn đề này rằng: "Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn".
Khoa học là gì? Khoa học là một hệ thống những tri thức về tất cả mọi lĩnh vực bao gồm triết học, y học, văn học, thiên văn học, vật chất học,... Chúng được một đội ngũ những nhà chuyên nghiên cứu thay đổi, bổ sung, tái lập nhằm tạo ra những kiến thức mới hơn và loại bỏ những kiến thức đã lạc hậu, không còn phù hợp với cuộc sống của con người nữa. Mục tiêu của những phát minh khoa học là cung cấp cho xã hội những cống hiến đáng kể nhằm thay đổi thế giới ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện bởi những thành tựu của khoa học kỹ thuật từ mọi lĩnh vực.
Vẫn biết rằng nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực rất khó, không phải ai cũng làm được, mà nó thuộc về những con người có bộ óc sáng tạo, tài năng. Tuy nhiên, hiện nay dường như thế giới thay đổi quá nhanh, có một bộ phận không nhỏ những con người tuy học rộng, tài cao nhưng về phạm trù đạo đức, lương tâm nghề nghiệp lại không có sự phát triển, trau dồi thêm, thậm chí là đi đến bước đường bại hoại, biến chất. Đó là một vấn đề rất đáng được dư luận quan tâm và lên tiếng để tránh những hậu quả về sau.
Khoa học là một thứ không thể thiếu trong quy luật phát triển của loài người, là nền tảng để tạo ra những cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ cuộc sống của con người. Nhưng nền khoa học chân chính phải là khoa học của đạo đức, xuất phát từ đạo đức, lấy đạo đức, lương tâm làm nền tảng, bất kỳ một nghiên cứu khoa học nào cũng phải vì mục tiêu chính đáng không đi ngược lại với tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Một nền khoa học mà bỏ qua đạo đức, chỉ để phục vụ cho những toan tính, vụ lợi đen tối, bỏ qua tiếng gọi của lương tâm thì đó chỉ là một nền khoa học trống rỗng, mất đi những ý nghĩa nguyên thủy của khoa học thuở khai sinh là phục vụ cho cộng đồng, vì con người. Nếu cứ tiếp tục dung túng cho những loại khoa học này, thì không lâu nữa thôi nhân loại sẽ bước đến bờ diệt vong và tàn lụi, đó là một viễn cảnh đáng sợ đến nhường nào.
Trước hết nói về việc khoa học không có lương tâm, đạo đức có ảnh hưởng đến những người làm nghiên cứu như thế nào. Có thể nói rằng khoa học là một lĩnh vực rộng lớn vô cùng vô tận, việc khám phá ra một vấn đề mới luôn là một niềm vinh dự, chứng minh và khẳng định tài năng của người nghiên cứu, đồng thời cũng nhận được những khoản trợ hỗ trợ không hề nhỏ từ những tổ chức tư nhân và chính phủ . Chính sự hấp dẫn của những giá trị mà đề tài nghiên cứu đem đến, nên nhiều người đã lợi dụng nó để chuộc lợi riêng cho bản thân, họ trở nên tham lam, ích kỷ, đen tối. Việc nghiên cứu khoa học không còn là vấn đề tâm huyết, được đặt lên hàng đầu mà trở thành vỏ bọc để những họ bòn rút, phục vụ cho những mục đích không lành mạnh. Những nghiên cứu khoa học dần kém đi về chất và tính sáng tạo, họ triển khai vô số đề tài chỉ để lấy cái danh, còn thực tích thì chẳng thấy đâu. Nhân cách con người đã bị cái danh cái lợi tha hóa đến thế, khoa học chẳng còn là khoa học chân chính mà trở thành công cuộc chuộc lợi của những kẻ có nhân phẩm tồi tệ.
Tiếp theo khoa học không dựa vào nền tảng đạo đức không chỉ là biến chất người làm khoa học mà còn có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhân loại. Có thể kể đến một số nghiên cứu y học điên rồ và tàn bạo nhất trong lịch sử như việc trong khoảng từ năm 1965 đến 1966, bác sĩ da liễu người Mỹ Albert Kligman đã thử nghiệm chất độc da cam lên những tù nhân ở nhà tù Holmesburg, gây những đau đớn khủng khiếp cho nạn nhân, thậm chí di truyền những dị tật bẩm sinh cho cháu. Kinh khủng hơn còn có những thí nghiệm lên cả trẻ nhỏ, một trong những thí nghiệm gây ám ảnh nhất có tên "Albert bé nhỏ", đã làm tổn thương cả thể xác và tâm thần của một đứa trẻ mới 9 tháng tuổi. Thêm vào đó trong lĩnh vực quân sự, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã giúp chế tạo ra những loại vũ khí và thiết bị tối tân nhất phục vụ cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Tiêu biểu nhất phải kể đến việc Mỹ chế tạo ra bom nguyên tử và rải "thử nghiệm" tại hai thành phố của Nhật Bản là Na-ga-za-ki và Hi-rô-si-ma khiến hàng triệu người chết, hậu quả và sức ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại đến tận ngày hôm nay.
Ngoài ra việc tiếp xúc với khoa học công nghệ, với điện tử máy móc quá nhiều khiến con người dần trở nên vô cảm, lạnh lùng với cuộc sống, ngại giao tiếp, thu mình, tâm hồn chết dần chết mòn bởi thói vị kỷ, không có ý thức cộng đồng.
Nhận thấy được những hiểm họa khôn lường của việc làm khoa học không song hành với đạo đức và lương tâm mỗi chúng ta cần phải đứng lên, ủng hộ những nhà tư tưởng, những người hoạt động vì nhân quyền, vì hòa bình của thế giới. Cùng nhau ngăn chặn những hoạt động khoa học đi ngược lại với đạo đức và lương tâm của con người. Khoa học phát triển dần mở ra cho con người những hướng đi và hướng phát triển mới, chinh phục thiên nhiên, thậm chí vượt ra ngoài không gian vũ trụ tìm đến những hành tinh mới, với hy vọng đem đến một không gian sống mới ngoài Trái đất. Nhưng trên tất cả hoạt động nghiên cứu khoa học đều phải dựa trên nền tảng nhân đạo vì cuộc sống của con người, hướng tới các hoạt động phát triển ngành y tế, ngăn chặn chiến tranh, cải thiện cuộc sống con người theo hướng tích cực.
Dù có đi xa về khoa học thế nhưng nếu đạo đức và lương tâm không đi song hành, thì đó là một khiếm khuyết vô cùng to lớn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nhân loại. Chỉ khi đạo đức và khoa học dạo bước cùng nhau tiến tới thì thế giới và con người mới thật sự tiến bộ toàn diện cả về chất và lượng.
3. Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn mẫu 2
Khoa học kĩ thuật phát triển gắn liền với sự phát triển và vận động của xã hội. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều sự đổi thay đáng ngạc nhiên. Con người, từ thuở sơ khai, đã biết sử dụng công cụ đồ đá để bắt lửa, săn bắt thú dữ. Ngày nay, họ đã biết sử dụng công cụ hiện đại của khoa học kĩ thuật. Lịch sử phát triển của loài người ghi nhận những thành tự to lớn, không thể nào kể hết của khoa học công nghệ . Đối với xu thế hiện nay, chúng ta cần thấy rõ được mối quan hế giữa khoa học và nhân văn. Ngay từ thế kỉ XXI, Rabelais – một nhà văn đã lên tiếng cảnh giác: : Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn.
Chúng ta điều biết rằng, khoa học là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: toán học, thiên văn học, sinh học, văn học,… Khoa học ngày nay nhằm khám phá ra các quy luật, hiện tượng tồn tại trong tự nhiên, sáng chế, phát minh ra các công cụ hiện đại nhằm phục vụ đời sống tinh thần của con người. Đạo đức là nền tảng cho sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học phát triển nhằm phục vụ mục đích tốt đẹp của con người. Nếu không có đạo đức, phát minh khoa học sẽ chỉ thỏa mãn được tham vọng tham lam ích kỉ của con người. Từ đó, loài người sẽ bị rơi xuống bờ vực diệt vong, bị đẩy tới chỗ hủy hoại tâm hồn mình. Một người sở hữu trí tuệ siêu phàm, xuất sắc trong nhiều lĩnh vực khoa học, hiểu biết sâu rộng mà không có lương tâm, không bồi dưỡng nhân cách bản thân thì cũng sẽ dẫn đến chỗ băng hoại, lụi tàn của tâm hồn. Vậy là, bằng những lời lẽ ngắn ngọn mà khúc triết, Rabelais đã cho chúng ta bài học thấy được mỗi quan hệ chặt chẽ giữa khoa học và nhân văn. Câu nói nhắc nhở chúng ta rằng: khoa học phát triển luôn luôn phải hướng tới mục đích tốt đẹp để phục vụ đời sống vật chất, tinh thần của con người. Đồng thời, nó cũng là phát súng hiệu, cảnh tình đối với những người con người đang sử dụng thứ khoa học vì mục đích phi nghĩa, làm lụi tàm tâm hồn của con người. Mỗi người chúng ta, không chỉ trau dồi cho mình về mặt kiến thức mà còn phải bồi đắp, hoàn thiện vẻ đẹp của nhân cách, của tâm hồn.
Từ trước tới nay, lịch sử phát triển của nhân loại, biết bao lần đã chứng kiến sự phát triển và thay đổi đáng ngạc nhiên của khoa học kĩ thuật. Từ thời những thời sử dụng điện thoại chỉ vì mục đích giao tiếp cho đến ngày nay, việc sử dụng điện thoại còn vì những mục đích cao hơn như tiếp cận thông tin, giao lưu kết bạn với mọi người ở khắp nơi trên thế giới,… Thế rồi hàng ngàn, hàng vạn những phát minh khoa học ra đời như: máy hơi nước, máy vi tính, cừu dolly nhân bản vô tính, tàu vũ trụ,.. Và cũng đã rất nhiều lợi ích to lớn mà khoa học mang lại. Ví dụ như, việc phát minh ra máy tính có thể giúp con người tiếp cận với kho tri thức khổng lồ của nhân loại để làm phong phú vồn sống, vốn kiến thức của mình. Hay việc nhân bản vô tính cừu Dolly cũng có thể nhân bản vô tính nhiều loài khác đã cứu sống các loài sinh vật khác đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng. Sự phát minh ra nhiều loại thuốc mới trong ý học cũng đã trị khỏi nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ thì sức lao động của con người sẽ dân được giải phóng. Nhờ những máy móc, thiết bị hiện đại, phần nào việc lao động của con người cũng sẽ trở nên ít vất vả hơn. Đồng thời, khoa học cũng làm cho con người hiểu sâu, học rộng, có thêm nhiều kiến thức để phục vụ cho những mục đích chính đáng của cá nhân mỗi người.
Tuy nhiên, hầu hết mọi thứ trong cuộc sống đều như một con dao hai lưỡi, có cả mặt lợi và cả mặt hại. Khoa học kĩ thuật cũng không nằm ngoài điều này. Bên cạnh những phát minh vĩ đại phục vụ mục đích tốt đẹp của con người, phát minh khoa học vì mục đích vụ lợi cá nhân, làm lụi tàm tâm hồn, đẩy nhân loại tới bờ diệt vong cũng không ít. Ví dụ, phát minh ra bom nguyên tử, Mĩ đã thả hai quả bom xuống thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn 8000 người chết vào năm 1945. Việc phát minh ra thuốc trừ sâu cũng đã làm ảnh hưởng không ít tới môi trường thiên nhiên và sức khỏe của con người. Các hóa chất độc hại được phát minh ra nhằm mục đích vụ lợi như hóa chất tạo nạc cho thịt lợn mà ngày nay chúng ta vẫn thường hay gặp và gọi đó là thực phẩm bẩn. Rất nhiều những con người đang lạm dụng khoa học nhằm những mục đích xấu xa, chỉ biết đến lợi ích bản thân mà không biết đến lợi ích của người khác. Rồi có cả những con người chỉ lo làm giàu vốn kiến thức bản thân mà không trau dồi, làm đẹp tâm hồn mình. Đó là những hiện tượng xấu và đáng trê trách, lên án.
Như vậy, tất cả chúng ta đều đã nhận thức rõ được hiểm họa khôn lường của khoa học không có lương tâm. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, mỗi chúng ta hãy tự nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng: khoa học phát triển là để phục vụ cho mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Chỉ khi chúng ta chịu thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành động của chúng ta sẽ thay đổi và nhờ đó, chúng ta sẽ không sự dụng khoa học vào những mục đích xấu xa, làm lụi tàn tâm hồn con người. Thêm vào đó, chúng ta hãy tuyên truyền và kêu gọi lương tâm con người, ngăn trặn sự phát triển của hoa học theo hướng tiêu cực, lên tiếng đấu tranh bảo vệ nền hòa bình thế giới . Khoa học dù có phát triển như thế nào thì việc bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn mình vẫn là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy, chúng ta hãy cố gắng tận dụng thành tựu của khoa học kĩ thuật để làm cho cuộc sống ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
---------------------------------
Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài viết rồi đúng không ạ? Bài viết cho bạn đọc thấy được Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã mở ra một kỷ nguyên mới cho nhân loại, thế nhưng dù phát triển và tân tiến đến đâu khoa học cũng phải nằm trong sự kiểm soát lương tâm, có trách nhiệm của con người. Khoa học chính là một hệ thống những tri thức về tất cả mọi lĩnh vực bao gồm triết học, y học, văn học, thiên văn học, vật chất học. Mục tiêu của những phát minh khoa học là cung cấp cho xã hội những cống hiến đáng kể nhằm thay đổi thế giới ngày một văn minh, chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện bởi những thành tựu của khoa học kỹ thuật từ mọi lĩnh vực. Khoa học là một thứ không thể thiếu trong quy luật phát triển của loài người nhưng nền khoa học chân chính phải là khoa học của đạo đức, xuất phát từ đạo đức, lấy đạo đức, lương tâm làm nền tảng. Trước sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật, mỗi chúng ta hãy tự nhận thức đầy đủ và rõ ràng rằng: khoa học phát triển là để phục vụ cho mục đích tốt đẹp, đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Mong rằng qua bài viết bạn đọc có thêm tài liệu để học tập và thêm ý tưởng xây dựng bài viết nhé.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội về câu nói Khoa học mà không có lương tâm chỉ là sự tàn lụi của tâm hồn, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...