Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nhân viên thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp độc hại?

Chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên thiết bị

Nhân viên thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp độc hại? VnDoc mời các bạn cùng tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để nắm được chi tiết chế độ phụ cấp độc hại, phụ cấp độc hại giáo viên,....

Câu hỏi: Tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm lý – hóa và đại học sư phạm vật lý, sau đó tôi làm công tác thiết bị trường học từ năm 2012. Trong quyết định của tôi ghi mã ngạch 15a.201, ngạch nhân viên thiết bị- thí nghiệm. Cho tôi hỏi, trường hợp của tôi có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại không? Theo tôi biết hầu hết nhân viên thiết bị các trường trong tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều được hưởng phụ cấp, tuy nhiên các trường trong huyện Châu Đức thì không được hưởng. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với cán bộ, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi dộc hại, nguy hiểm mà yếu tố độc hại, nguy hiểm cao hơn bình thường, chưa được tính vào hệ số lương. Theo quy định tại Công văn 9552/TCCB thì đối tượng áp dụng chế độ phụ cấp độc hai, nguy hiểm là Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế (kể cả hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế) đang hưởng lương theo các bảng lương ban hành kèm theo quy định của Chính phủ làm việc trong các phòng thí nghiệm ở các trường và các cơ sở giáo dục khác.

Và theo Thông tư 07/2005/TT-BNV có quy định Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc thuộc biên chế trả lương của các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được hưởng phụ cấp. Mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung.

Mức 0,1 được áp dụng khi cán bộ, công chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:

(1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm.

(2) Làm việc trong môi trường chịu áp xuất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.

(3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.

(4) Làm việc ở nơi có phóng xạ, hoặc điện từ, từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Nếu làm việc ở nơi có hai yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng phụ cấp độc hại ở mức 0,2; nếu làm việc ở những nơi có 3 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng trợ cấp ở mức có hệ số là 0,3 và nếu làm việc ở những nới có đủ cả 4 yếu tố độc hại như đã nêu trên thì được áp dụng hưởng phụ cấp độc hại ở mức có hệ số 0,4.

Như đã nêu trên thì với trường hợp của bạn, bạn là nhân viên thiết bị thí nghiệm trường học là nơi thường xuyên tiếp xúc với chất độc, khí độc thì bạn vẫn thuộc đối tượng được áp dụng hưởng mức phụ cấp độc hại. Và để được hưởng quyền lợi của mình, chị làm hồ sơ gửi lên Phòng giáo dục, trong đó có một bản thuyết minh về tác động của các chất độc hại, nguy hiểm đến sức khoẻ, nêu rõ ngành nghề và mức phụ cấp theo pháp luật.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm