Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

08 câu thành ngữ, tục ngữ mà chúng ta thường dùng sai

Thành ngữ, tục ngữ luôn gắn liền với đời sống chúng ta từ những ngày trước đến nay. Có những thành câu thành ngữ, tuy được dùng hằng ngày, nhưng chính bản thân người dùng cũng không nhận ra sự nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. VnDoc sẽ liệt kê những câu thành ngữ, tục ngữ mà đa số các bạn đang dùng sai và sẽ phân tích kỹ lưỡng để có thể giải thích cho các bạn hiểu về ý nghĩa của nó. Mời các bạn cùng tham khảo.

Ướt như chuột lột, cao chạy xa bay, dùi đục chấm mắm tôm, ra ngô ra khoai, thuốc đắng dã tật,... là những câu thành ngữ tưởng chừng như quen thuộc, nhưng nhiều người dùng sai. Cùng VnDoc điểm qua những câu thành ngữ quen thuộc nhưng hay bị nhầm lẫn này nhé:

1. “Ướt như chuột lột”

“Ướt như chuột lột”

"Ướt như chuột lội" mới đúng chứ nhỉ

“Ướt như chuột lột” là một câu thành ngữ mà được nhiều người chúng ta đang sử dụng. Thiết nghĩ chuột thì làm sao mà “lột” được? Chỉ có “rắn lột” được thôi chứ? Điều này chứng tỏ, hầu hết mọi người đang đọc sai câu thành ngữ này.

Nguyên bản của câu thành ngữ này phải là “ướt như chuột lội” câu này có nghĩa chỉ một người bị ướt lướt thướt, quần áo dính chặt vào người giống hình ảnh của một con chuột lội từ dưới nước lên.

Vậy Câu đúng là: "Ướt như chuột lội" - chỉ một người bị ướt lướt thước, quần áo dính chặt vào người, giống một con chuột lội từ dưới nước lên.

2. “Dùi đục chấm mắm cáy”

“Dùi đục chấm mắm cáy”

Dùi đục sao mà ăn được, phải là bầu dục

Trong quá trình giao tiếp hàng ngày, con người ta thường nói “dùi đục chấm mắm cáy”, thế nhưng đây là một câu nói sai. Từ đúng và nguyên dạng của nó phải là “Bầu dục chấm mắm cáy”. Trong câu “dùi đục chấm mắm cay” thì “dùi đục” là chỉ một dụng cụ trong nghề mộc, làm sao có thể ăn được. Còn Bầu dục là món ăn ngon và hiếm. Vậy mà cái món ăn hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất; có thể nói là mạt hạng, trong các loại mắm ở vùng biển! Bầu dục, nếu ăn đúng cách là phải chấm với chanh, hay nước gừng. Còn mắm cáy thì chỉ dùng để ăn với rau muống, dưa, cà...

Vậy Câu đúng là: "Bầu dục chấm mắm cáy" - Bầu dục là món ăn ngon, nhưng lại chấm mắm cáy, thứ nước chấm "xoàng", chỉ sự kết hợp không hài hòa, bất cân xứng.

3. “Chân nam đá chân chiêu”

“Chân nam đá chân chiêu”

Trong câu thành ngữ này, tác giả đã sử dụng thủ pháp “đối”, trong câu này “chiêu” có nghĩa là bên trái, "đăm" sẽ được hiểu là bên phải. Còn “nam” lại không có nghĩa là bên phải.

Vậy xem ra, nguyên gốc của thành ngữ trên phải là “chân đăm đá chân chiêu” mới đúng. Mấu chốt ở đây là ở từ “xiêu”, vốn gắn liền với nghiêng ngả, xiêu vẹo. Nó hoàn toàn phù hợp dùng để chỉ dáng điệu của ai đó hoặc say xỉn, hoặc vội vàng tất tưởi, vụng về... mà đi đứng không ngay ngắn, vững vàng. Anh chàng say “tít cung thang” đó đã “góp phần” làm cho dân gian nói lệch câu thành ngữ độc đáo này.

Vậy Câu đúng là: "Chân đăm đá chân chiêu" - chỉ dáng điệu say xỉn, tất tưởi, đi đứng không ngay ngắn, vững vàng.

4. “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

“Râu ông nọ cắm cằm bà kia”

"Dâu ông nọ chăn tằm bà kia"

Với câu này, chúng ta thường được sử dụng để ám chỉ sự nhầm lẫn, lắp ghép, lộn xộn, không chấp nhận được. Trên thực tế, nghĩa câu này không sai những lại khác nghĩa hoàn toàn với nghĩa gốc.

Nghĩa gốc sẽ là “Dâu ông nọ chăn tằm bà kia”, ý của câu này để ám chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho riêng bản thân mình.

Vậy Câu đúng là: "Dâu ông nọ chăn tằm bà kia" - ý chỉ việc lợi dụng những thứ thuộc về người khác để làm lợi cho mình.

5. “Ra ngô ra khoai”

“Ra ngô ra khoai”

"Ra khoai ra môn" thì mới đúng

Câu này dùng để phân biệt những thứ gần giống nhau. Nhưng trên thực tế, ngô và khoai khác nhau hoàn toàn, không khó để chúng ta có thể phân biệt. Chính vì thế, lâu nay chúng ta đã dùng sai, trên thực tế câu thành ngữ đúng phải là "Làm cho ra môn ra khoai" có nghĩa là làm cho rành mạch, rõ ràng, không thể để nhầm lẫn, lẫn lộn được. Sở dĩ có thành ngữ này là vì cây khoai môn và cây khoai sọ rất dễ bị nhầm lẫn; Khoai môn là khoai có thân và lá dùng làm thức ăn cho lợn, củ ăn bị ngứa lưỡi, thân hình rất giống khoai sọ; còn cây ngô và cây khoai khác nhau rõ ràng, chỉ nhìn bằng mắt là đã có thể phân biệt không thể lầm được.

Vậy Câu đúng: "Ra môn ra khoai" - nghĩa là phải làm rõ ràng, giống như phải làm rõ khoai môn với khoai sọ.

6. “Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm” (hay mọc đuôi tôm)

“Chủ vắng nhà gà mọc râu tôm”

Câu này chỉ sự phá phách khi không có chủ

Để hiểu về câu thành ngữ này, chúng ta cần phải hiểu rằng câu trên được chia thành hai về đối nhau.

Vắng chủ nhà như bố mẹ hay người lớn tuổi trong nhà, trẻ con hay người làm thường nghịch ngợm bày trò phá phách trong nhà.

Gà mọc đuôi tôm: gà trong thời kỳ "mọc đuôi tôm" là thời kỳ vừa mới lớn, đuôi mới mọc một nhúm lông, thường phá phách, ăn ít phá nhiều, ỉa lung tung.

Vậy Câu đúng: "Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm" - ý rặng không có ai quản dễ sinh mấy trò phá phách, hư hỏng.

7. “Cao chạy xa bay”

“Cao chạy xa bay”

Những kẻ trốn kỹ, khó tìm

“Cao chạy xa bay" và "xa chạy cao bay”, hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kĩ khó tìm thấy ngai lập tức, đây là hai câu thành ngữ được sử dụng song song nhau trong cuộc sống. Tùy vào từng trường hợp hội thoại mà chúng ta có cách sử dụng cho phù hợp. Thế nhưng có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta lại quen sử dụng thành ngữ “cao chạy xa bay” hơn là “xa chạy cao bay”, sự kết hợp của câu này vô cùng ấn tượng và bất bình thường.

Vậy Câu đúng: "Xa chạy cao bay" - hàm ý chỉ sự biệt tăm, trốn kỹ, khó có thể tìm thấy ngay lập tức.

8. Thuốc đắng dã tật

Thuốc đắng dã tật

Đây là một câu rất quen thuộc, với vế sau là “sự thật mất lòng”. Câu này ám chỉ những thứ dù dù ban đầu gây khó chịu nhưng sau lại mang đến lợi ích nhất định. Hiểu thì là như vậy, nhưng đâu là cách viết đúng của câu này: “Thuốc đắng giã tật”, “thuốc đắng dã tật” hay một cách viết nào khác?

Nhiều người cho rằng “thuốc đắng giã tật” là từ chính xác vì “giã” ở đây mang nghĩa “bỏ vào cối chày mà đâm”; “giã tật” tức “giã nát bệnh tật”. Nhưng rõ ràng cách nói này chưa xuất hiện bao giờ.

Một số ý kiến khác lại giảng: “giã” nằm trong “giã biệt”, “giã tật” là “giã biệt bệnh tật”. Nhưng chữ “giã” với nghĩa như vậy thường mang sắc thái bịn rịn, nhớ thương, như “giã bạn”, “từ giã”… còn ở đây với bệnh tật thì có gì mà lưu luyến?

Thoạt nghe có vẻ như “thuốc đắng dã tật” rất hợp lý, nhưng cần lưu ý rằng hai vế của câu cần phải có sự tương đồng với nhau: “thuốc đắng” tương ứng với “sự thật”, “tật” tương ứng với “lòng” thì “dã” cần tương ứng với “mất”. Nhưng “dã” chỉ có nghĩa là vơi bớt, trong khi “mất” thì làm cho biến đi hoàn toàn, có vẻ không khớp nhau cho lắm.

Kì thực, đáp án đúng là “đã”. Đây là một từ Việt cổ được ghi nhận trong Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức với nghĩa là “khỏi” (bệnh). Từ này cũng xuất hiện rất nhiều trong kho tàng ca dao tục ngữ, có thể kể đến như “khó muốn giàu, đau muốn đã”, “đau chóng, đã chầy”…

Tóm lại, câu gốc phải là “thuốc đắng đã tật, sự thật mất lòng”. Sau này, từ “đã” bị mất nghĩa nên mới dẫn tới việc dùng sai qua các dị bản “giã tật” và “dã tật” như ngày nay.

Ngoài 08 câu thành ngữ, tục ngữ mà chúng ta thường dùng sai được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi tiểu học, giải bài tập các lớp tiểu học mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch

    Xem thêm