Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Những lỗi học sinh thường gặp phải khi làm bài thi môn Hóa

Những lỗi học sinh thường gặp phải khi làm bài thi THPT Quốc gia môn Hóa 

Những lỗi học sinh thường gặp phải khi làm bài thi môn Hóa được biên soạn hướng dẫn bạn đọc chỉ ra các lỗi học sinh hay mắc sai lầm nhất trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia môn Hóa học. Dưới đây là một số nội dung lưu ý của các dạng câu hỏi, hy vọng giúp các bạn học sinh tránh được các lỗi cơ bản, đạt được diểm số tốt nhất.

>> Đáp án tham khảo đề thi Hóa THPT Quốc gia 2022 sẽ được VnDoc tổng hợp lại sau khi kết thúc giờ thi bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên vào ngày 8/7/2022.

Bạn đọc truy cập nhận đáp án nhanh nhất tại: Đáp án đề thi Hóa THPT Quốc gia 2022

15 MỤC LÝ THUYẾT HỌC SINH HAY MẮC SAI LẦM NHẤT 

1. Các chất, ion tác dụng được với axit và bazơ

+ Ion: HCO3-, H2PO4-, HPO42-, HS-, H2NRCOO-,

+ Oxit: Al2O3, ZnO, BeO, Cr2O3.

+ Hiđroxit: Al(OH)3, Zn(OH)2, Be(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2, Cr(OH)3.

+ Kim loại: Al, Zn, Be, Pb, Sn

2. Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng

+ Oxit: Cr2O3, SiO2, SnO2.

+ Đơn chất: Si, Pb, Sn.

+Tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.

Chú ý: Cr KHÔNG TÁC DỤNG với NaOH ở mọi điều kiện.

3. Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.

4. Những kết tủa tan được trong axit mạnh (HCl, H2SO4):

+ Muối của axit yếu: CaCO3, BaCO3, CaSO3, BaSO3, Ag3PO4, BaCrO4.

+ Muối sunfua: FeS, MnS, BaS, Na2S, K2S, Al2S3

+ Ag2C2, Al4C3

5. Tác dụng với nước ở điều kiện thường

Kim loại kiềm: Na, K.

Kim loại kiềm thổ: Ba, Ca.

Oxit: Na2O, K2O, CaO, BaO, Al2O3, SO2, SO3, CO2, CrO3, N2O5, P2O5, Cl2O7,…

Phi kim: Cl2

Chú ý: Fe, Mg chỉ tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao.

6. Mạng tinh thể kim loại

Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.

Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu

Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb, Cs, Ba, Cr.

Chú ý: Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: lập phương tâm khối và lập phương tâm diện.

Các chất có kiểu mạng tinh thể nguyên tử: kim cương, SiO2.

Các chất có kiểu mạng tinh thể phân tử: I2, H2O, naphtalen (giảm tải), P trắng, nước đá khô…

Các chất có kiểu mạng tinh thể ion: NaCl, KCl…

7. Liên kết hóa học

Những chất trong phân tử có liên kết ion: NaCl, KCl, Na2O, K2O, CaO, BaO…

Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực: HF, HCl, HBr, HI, SO2, AlCl3, CaS, MgCl2, NH3, H2O….

Những chất trong phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực là: Đơn chất khí (O2, N2, Cl2, F2…), CO2, NO…

8. Màu sắc kết tủa

AgCl: trắng,

AgI: màu vàng đậm,

AgBr: màu vàng,

Ag2CrO4: màu đỏ gạch,

Cu2O: màu đỏ gạch,

BaCrO4: màu vàng tươi,

BaCr2O7: màu da cam,

BaC2O4: màu trắng,

CuS: màu đen,

Ag2S: màu đen,

CdS: màu vàng,

MnS: màu hồng,

NiS: màu xanh,

Ni(OH)2: màu xanh lá cây,

Ag3PO4: màu vàng…

Chú ý: Kết tủa hữu cơ của phenol, anilin

Phenol + Br2 → Kết tủa trắng

Phenol + HNO3 → Kết tủa vàng

Anilin + Br2 → Kết tủa trắng

9. Cân bằng hóa học

Cho cân bằng phản ứng: aA + bB → cC + dD

Tăng [A] hoặc [B], hoặc giảm [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Giảm [A] hoặc [B], hoặc tăng [C] hoặc [D] → cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Tăng áp suất → cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm mol khí; giảm áp suất: ngược lại.

∆H < 0 → Phản ứng tỏa nhiệt, ∆H > 0 → phản ứng thu nhiệt (Tăng – thu, giảm – tỏa hay Âm - tỏa, dương - thu).

10. Phân bón hóa học

Phân lân: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion PO43-, được đánh giá bằng hàm lượng P2O5.

Phân đạm: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion NH4+ hoặc NO3-, được đánh giá bằng hàm lượng %N có trong phân.

Phân kali: cung cấp cho cây trồng dưới dạng ion K+, được đánh giá bằng hàm lượng %K2O có trong phân.

Chú ý: Công thức 1 số loại phân bón thường gặp: Phân đạm 1 lá: NH4Cl, (NH4)2SO4.
Phân đạm 2 lá: NH4NO3.

Phân ure: (NH2)2CO. Hòa tan ure vào nước: (NH2)2CO + H2O → (NH4)2CO3, phản ứng thu nhiệt.

Amophot: NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.

Nitrophotka: (NH4)2HPO4 và KNO3.

Thành phần chính của tro bếp: K2CO3.

Ca(H2PO4)2: supephotphat kép

Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….

NHỮNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC HAY BỊ LÃNG QUÊN

Các phản ứng trong dung dịch, các phản ứng ở điều kiện thích hợp: Phản ứng của hai muối thủy phân ( Na2CO3 + AlCl3 tạo khí CO2 và kết tủa Al(OH)3, hoặc phản ứng của các ion .

Chẳng hạn Fe(NO3)2 + HCl (có phản ứng của Fe2+ + H++ NO3-).

Chú ý nhiều câu hỏi như các chất này có thể phản ứng với các chất kia trong điều kiện thích hợp ( như C có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra khí than ướt hoặc Fe có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ cao ( < 570 độ C>) hoặc Ca3(PO4)2 + H3PO4 trong sản xuất phân bón...

Phản ứng Fe(NO3)2 + HCl hoặc H2SO4:

Thực tế phản ứng có xảy ra kiểu oxi hóa - khử:

3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O.

Ở phản ứng Fe(NO3)2 + AgNO3: tạo kết tủa AgCl và Ag.

Ở phản ứng Fe2O3 + HNO3 không xuất hiện khí.

Ag không tác dụng với FeCl2 hoặc FeCl3:

Nung hoặc nung nóng Cu với KNO3 sẽ có 2Cu + O2 (oxi tạo ra khi nung KNO3).

Lại nữa NaHCO3 không phản ứng với BaCl2 nhưng đun là có phản ứng.

BaCl2 + NaHSO4 thì phản ứng tạo kết tủa ở điều kiện thường.

Các kết tủa PbS/ Ag2S/ CuS/ BaSO4 + HNO3, H2SO4, HCl đều không xảy ra. Tuy nhiên các phản ứng BaCO3, CaCO3, Ag3PO4, Ba3(PO4)2, FeS…+ HNO3/ HCl/ H2SO4 lại xảy ra bình thường ra vì các kết tủa này tan trong axit mạnh.

>> Mời các bạn ấn vào link TẢI VỀ miễn phí bên dưới để xem tài liệu đầy đủ nhất <<

Trên đây VnDoc đã giới thiệu Những lỗi học sinh thường gặp phải khi làm bài thi môn Hóa . Để có kết quả cao hơn trong kì thi, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi THPT Quốc gia môn Hóa học, Thi THPT Quốc gia môn Vật Lý, mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Hãy tham gia ngay chuyên mục Hỏi đáp các lớp của VnDoc. Đây là nơi kết nối học tập giữa các bạn học sinh với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập. Các bạn học sinh có thể đặt câu hỏi tại đây:

Hỏi đáp, thảo luận và giao lưu về Toán, Văn, Hóa, Lý, Sinh, Tiếng Anh,... từ Tiểu Học đến Trung học phổ thông nhanh nhất, chính xác nhất.

Đánh giá bài viết
1 246
Sắp xếp theo

    Thi THPT Quốc gia môn Hóa học

    Xem thêm