Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trong Trao duyên

Ngữ văn 10: Nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trong Trao duyên

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trong Trao duyên, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Học tốt Ngữ văn 10: Nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trong Trao duyên

I. Về nội dung

1. Tình yêu sâu nặng và bi kịch của Kiều

a. Tình yêu sâu nặng

- Luôn hướng về người yêu, hướng về tình yêu. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt giam do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình làm vợ cho Mã Giám Sinh để lấy tiền đút lót quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân thay mình trả nghĩa Kim Trọng.

- Trong lời trao duyên cho Vân, Kiều luôn luôn có cảm tưởng như sống lại những kỉ niệm trong tình yêu với Kim Trọng, của những sớm chiều tình tự: "Đủ điều trung khúc ân cần/ Lòng xuân phơi phới chén xuân tàng tàng "của buổi hôm kì diệu với tình yêu đắm đuối, nồng nàn: "Hoa hướng càng tỏ thức hồng/ Đầu mày cuối mắt càng nồng tấm yêu."

- Không chỉ trao duyên, Kiều còn trao cho em gái những kỉ vật tình yêu của nàng và Kim Trọng: chiếc vành, bức tờ mây, phím đàn, mảnh hương nguyền,... Bằng những kỉ vật để lại, Kiều mong được hiện diện trong tình yêu, trong nỗi nhớ niềm của Kim Trọng.

- Những kỉ vật đâu phải là con người, kỉ vật không thể giải quyết được niềm thương nỗi nhớ. Chúng chỉ nhắc nhở đến sự đối lập đau xót giữa quá khứ hạnh phúc và thực tại chia li. Do đó, Kiều đã nói đến cái chết: thịt nát xương mòn, ngậm cười chín suối, người mệnh bạc, hồn, dạ đài, người thác oan...bởi nàng cảm thấy cuộc đời trống trải vô nghĩa khi không còn tình yêu

b. Bi kịch của Kiều

- Tình yêu đang đẹp thì "Giữa đường đứt gánh tương tư". Vì hạnh phúc gia đình, vì vận mệnh cha và em. Kiều đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân. Sự hi sinh đó là lí tưởng đạo đức, đồng thời cũng là một phương diện hạnh phúc của đời nàng: "Hoa dù rã lá cánh lá còn xanh cây". Nhưng vì đây chỉ là một phương diện của hạnh phúc nên Kiều tiếp tục đi vào một bi kịch khác: Tình yêu tan vỡ và không bao giờ hàn gắn nổi. Kiều có trở về bằng linh hồn bất tử thì cũng là âm dương cách trở: "Dạ đài cách mặt khuất lời". Quan niệm của tôn giáo về hạnh phúc siêu hình nhằm xoa dịu nỗi đau khổ của con người đã bị phủ định. Sau này Kiều có gặp lại Kim Trọng trong màn đoàn tụ nhưng không bao giờ còn gặp lại tình yêu, bởi "Sự đời đã tắt lửa lòng" và cách xử lí: "Đem tình cảm sắt đổi ra cầm cờ".

- Kiều chỉ có thể trao duyên cho Vân chứ không thể trao tình yêu giữa quan hệ hôn nhân trong trường hợp này xuất phát từ mối quan hệ giữa Thúy Kiều - Thúy Vân và Thúy Kiều - Kim Trọng. Giữa Thúy Vân - Kim Trọng vốn không có quan hệ nhưng vì là em gái, Vân lấy Kim Trọng để Thúy Kiều có thể yên tâm ra đi. Duyên vợ chồng Thúy Vân - Kim Trọng là kết quả của một mối quan hệ khác. Duyên nghĩa gốc là noi theo, bởi duyên do. Phật giáo có quan niệm "thập nhị nhân duyên". Quan hệ vợ chồng, một khái niệm không có trong triết lí Nho giáo. Sau này, Nguyễn Du cũng luôn luôn dùng đến khái niệm này khi nói về quan hệ Thúy Vân - Kim Trọng. "Duyên em dù nối chỉ hồng"; "Càng âu duyên mới càng dào tình xưa"; "Cũng là phận cải duyên kim"...

- Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết oan nghiệt. Kiều nói đến cái chết bởi nàng thấy cuộc đời trống trải, vô nghĩa khi không còn tình yêu. Nhưng cái chết không phải là một sự giải thoát đối với Kiều. Cái chết không phải là một sự an ủi về kiếp sau sum họp. Cái chết chỉ nhắc nhở đau đớn và nhức nhối hơn về thực tại chia lìa vĩnh viễn với tình yêu.

2. Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách Thúy Kiều

Đó là tấm lòng vị tha cao cả:

- Hiếu thảo với cha mẹ, hi sinh tình yêu:

Để lời thề hải minh sơn,

Làm con trước phải đền ơn sinh thành.

- Trong hoàn cảnh bi kịch nhất, bán mình chuộc cha và em, Kiều vẫn không nguôi nghĩ đến Kim Trọng. Trao duyên cho Thúy Vân, Kiều những mong đem chữ nghĩa đền đáp cho người yêu. Đó chính là sự vị tha đến quên mình.

3. Tư tưởng nhân văn của đoạn trích

a. Khẳng định ý thức cá nhân

- Kiều thiết tha với tình yêu riêng là biểu hiện sâu sắc ý thức về quyền sống cá nhân của con người. Trao duyên cho Thúy Vân, Kiều những tưởng sẽ yên lòng và thanh thản vì đã làm tròn chữ "nghĩa" với người yêu. Nhưng tự đáy lòng, nàng hiểu rằng mối nhân duyên ấy không bao giờ có thể là hạnh phúc trọn vẹn cho Kim Trọng. Ngay ở đoạn trích này, trong những dòng thơ cuối cùng, khi tình cảm đã chiến thắng sức mạnh của lí trí, chúng ta thấy Kiều tha thiết với tình yêu riêng của nàng biế bao. Sau này trong cuộc đời lưu lạc trầm luân khổ ải, tấm tình ấy vẫn luôn luôn day dứt khôn nguôi: "Chân trời góc biển bơ vơ/ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai..." Thúy Kiều của Nguyễn Du do đó hiện lên là một con người thức tỉnh, dù là để khổ đau.

- Con người sống trong đau khổ thật còn ý nghĩa hơn sống trong hạnh phúc siêu hình. Trong quan niệm của người xưa, linh hồn con người là bất tử: "Trông ra ngon cỏ lá cây - Thấy hiu hiu gió thì hay chị về ", giữa người sống và người chết có sự đồng cảm âm dương. Song qua đoạn trích Trao duyên, người đọc có thể thấy quan niệm hạnh phúc siêu hình đó không thể xoa dịu nỗi đau của người thiếu nữ có trái tim nồng nàn, sôi nổi như Kiều. Con người khát khao hạnh phúc và sự sống như Thúy Kiều thà đau khổ trong thực tại còn hơn tự ru ngủ bằng giấc mộng mơ hồ, mong manh về kiếp sau đoàn tụ. Điều đó được thể hiện rõ qua từ "bây giờ ..." mở đầu cho đoạn thơ cuối cùng, một lần nữa nhấn mạnh về cái: "hiện sinh", hiện hữu hiện tại.

b. Khẳng định khát vọng tình yêu

Tình yêu Kim - Kiều tan vỡ nhưng khát vọng tình yêu được khẳng định. Đoạn trích thể hiện bi kịch đau đớn về một tình yêu lứa đôi đẹp đẽ, trong sáng, thiết tha bị chia lìa, tan vỡ. Nhưng thông qua đó, Nguyễn Du đã khẳng định chân thành, sâu sắc khát vọng tình yêu, hạnh phúc của con người. Đó là một phương diện quan trọng của tư tưởng nhân văn Nguyễn Du.

II. Nghệ thuật

1. Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng

Dưới ngòi bút tài hoa và tinh tế của Nguyễn Du, diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều đã được thể hiện thật tinh tế, hợp lí thông qua các nấc thang tâm lí:

- Đầu tiên Thúy Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng và hồi tưởng lại những kỉ niệm hạnh phúc trong tình yêu của mình với Kim Trọng.

- Sau khi thương người, trả nghĩa cho người, Kiều trở về với lòng tự trọng thương mình, nàng tìm cách trở về với tình yêu: thông qua những kỉ vật thông qua sự đồng cảm âm dương nhưng vẫn bế tắc

- Cuối cùng bi kịch lên tới đỉnh cao, Kiều lại hướng tất cả về Kim Trọng

2. Ngôn ngữ miêu tả nội tâm

Sử dụng nhiều hình thái ngôn ngữ: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại,... Toàn bộ trích đoạn là lời thoại của Kiều đối với Vân "Cậy em em có chịu lời"... nhưng có lúc Kiều chuyển đổi đối tượng như đang nói với Kim Trọng: "Trăm nghìn gửi lạy tình quân" hoặc như đang nói với chình mình. Phận sao phận bạc như vôi! Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng".

---------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Nỗi đoạn trường về tình duyên lỡ bỏ trong Trao duyên. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Ngữ văn lớp 10, Học tốt Ngữ Văn lớp 10,Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm