Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt lớp 5: Tiết 8

Ôn tập giữa học kì 1 Tiếng Việt 5 tuần 10: Tiết 8 là lời giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 trang 100 giúp các em học sinh ôn tập, củng cố hệ thống lại kiến thức, củng cố vốn từ hoàn thiện bài các bài Tập làm văn lớp 5 chuẩn bị cho các bài thi giữa học kì đạt kết quả cao.

Đề bài:

Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.

Trả lời:

Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua Ngắn gọn

Ngôi trường của em nằm nép bên dòng sông hiền hòa của thành phố Bến Tre, nơi em bắt đầu học ở đây từ năm lớp 1. Đến nay đã 5 năm trôi qua rồi, nhưng em vẫn quý ngôi trường này như những ngày đầu bỡ ngỡ…

Trường em được xây dựng đã lâu rồi nên giờ nhìn không còn mới nữa, nhưng trường em rất mát nhờ gió từ phía sông và những cây cổ thụ trong sân trường. Trường của em được bao quanh bởi bức tường cao kiên cố, bên trong gồm 5 dãy phòng học cho các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5. Giữa sân trường là cột cờ cao sừng sững với lá cờ tổ quốc tung bay hiên ngang trong gió. Ở ngôi trường của em đang học, thầy cô giáo cho chúng em học bài, khám phá nhiều điều mới lạ. Chúng em đi học ngoan và chấp hành rất tốt nội quy và quy định của trường, và chúng em không ăn bánh kẹo và xả rác làm dơ lớp học.

Dù rằng em sắp phải xa ngôi trường thân yêu, nhưng dù đi đâu, làm gì em cũng vẫn nhớ về mái trường thân yêu, nơi em chập chững những bài học đầu tiên.

>> Tham khảo thêm nhiều bài văn ngắn gọn khác tại đây Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua lớp 4 Ngắn gọn

Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua Mẫu 1

Trường của em mang tên một vị anh hùng dân tộc - Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo. Nơi ấy luôn vọng ra bao tiếng cười hồn nhiên, bao tiếng hát ngọt ngào và tiếng giảng bài ấm áp cùa thầy cô giáo. Và có lẽ đây là nơi em có nhiều kỉ niệm nhất.

Trường nằm trung tâm phường. Vườn trường rộng, có bờ thành xung quanh, cổng trường hướng ra phía Bắc, cổng chính rộng ba mét, cổng phụ rộng hơn một mét. Hai trụ cổng được đúc bê tông vững chãi, bên ngoài có áp gạch men bóng loáng, trụ cổng đã tảng thêm phần trang trọng của trường em. Phía trên hai trụ cổng là tấm biển ghi tên trường. Biển trường thật đẹp với hàng chữ màu trắng nổi lên nền biển màu xanh đậm. Nơi đây đã in đậm vào những cặp mắt hồn nhiên đầy tinh nghịch của chúng em khi mới đặt chân đến cổng trường.

Bên trong cổng trường là phòng trực. Nơi ấy là một căn phòng be bé để đội cờ đỏ làm việc. Những cây cờ đội được đặt trên giá gỗ thật trang nghiêm, chúng sừng sững trước hàng hiên của phòng trực. Bên trong phòng trực là sân trường. Tuy chưa được tráng bê tông nhưng sân trường luôn sạch đẹp. Hàng ngày, sân được bác bảo vệ và các đội trực nhật nhặt sạch rác. Ai cũng giữ gìn sân trường em sạch đẹp. Và đẹp nhất là những cây xanh chạy dọc sân trường. Những cây bàng cao, to tỏa nhiều cành tựa như những cái lọng khổng lồ tiêp nối trên sân. Mặc cho bao nhiêu năm tháng đã đi qua, mặc cho bao gió mưa đã thổi tới, cây vẫn đứng đấy để lâm vui cho cảnh trường. Giữa sân trường còn có trụ cờ sừng sững, lá cờ tung bay trong gió sớm. Trước trụ cờ này, mỗi sáng thứ hai, chúng em làm lễ chào cờ. Cảnh tượng các buổi lễ đã giúp chúng em luôn nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ, hiểu sâu sắc hơn về Tổ quốc Việt Nam.

Tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua Mẫu 2

Trường Tiểu học mà tôi đang theo học là một ngôi trường của vùng đồng chiêm trũng, một ngôi trường nghèo nàn về cơ sở vật chất, những lúc nào cũng đầy ắp tiếng cười trẻ thơ và sự ấm áp từ tấm lòng tận tụy của những người thầy cô giáo.

Còn nhớ ngày đầu tiên bước chân vào cổng trưởng, tôi đã rất thất vọng khi nhìn thấy hai dãy nhà cấp 4 liêu xiêu, mái ngói và những bức tường đều ngả màu rêu xanh cũ kỹ. Sân trường bằng cát sỏi trộn lẫn với đất chua, cứ mỗi lần có cơn gió nào thổi tới là áo quần đều đổi sang màu vàng nâu, tay chân, mặt mũi cũng lấm lem đất cát.

Phía sau hai dãy nhà cấp 4 xếp thành hình chữ L là một dãy nhà vệ sinh dành cho nam và cho nữ riêng. Gọi là dãy, nhưng thực ra chỉ có 2 phòng vệ sinh được xây lộ thiên với 4 bức tường xung quanh, 2 lối đi riêng, một dành cho nam, một dành cho nữ và ở giữa là một vách ngăn cao vừa bằng một người lớn. Nó thậm chí còn không hề có cửa.

Quanh sân trường có vài cây bàng, cây bạch đàn, cây sà cừ cổ thụ, ở cổng trường ngay cạnh phòng Ban Giám hiệu nhà trường là một cây phượng cao vừa chạm tới nóc nhà. Có lẽ, nó mới được trồng cách đây không lâu. Ngoài ra, cả sân trường đều trông trơn. Không có sân đá bóng, không có sân chơi cầu lông và cũng chẳng có phòng truyền thống dành cho hoạt động văn nghệ. Mọi thứ ở đây đều khác xa với ngôi trường tôi đã từng học ở Thị trấn hồi năm lớp 1, trước khi tôi theo bố mẹ chuyển về quê sinh sống để tiện chăm sóc bà nội đang bệnh nặng.

Rồi năm đầu tiên học ở ngôi trường này, tôi đã được tận hưởng rất nhiều điều thú vị mà có lẽ chỉ có thể xuất hiện ở vùng đồng chiêm trũng như quê tôi. Những ngày mưa gió bão bùng, cây côi nghiêng ngả, những tấm ngói liên tục va vào nhau, kèm theo tiếng cột kèo kẽo kẹt, nghe rợn ghê người.

Có đợt mưa dài ngày, học sinh chúng tôi phải sắn quần sắn áo, đội cặp sách lên đầu rồi lội nước đi bộ từ cổng vào trong lớp học. Bàn ghế bị dịch chuyển lộn xộn, không theo hàng lối nào cả, chỉ để tránh những chỗ bị dột. Nước ngập vào tới trong lớp, cô giáo chủ nhiệm lớp tôi đi ủng sắn quần tới đầu gối rồi bì bõm bước qua bước lại uốn nắn từng nét chữ cho học trò.

Thật kỳ lạ là chính những khó khăn ấy lại khiến tôi thêm yêu mái trường này. Bởi nó giúp tôi hiểu được cuộc sống của những người miền quê khốn khó, nó dạy tôi cách thích nghi với hoàn cảnh khắc nghiệt, và quan trọng hơn cả, là nó cho tôi cảm nhận được tấm lòng của những người thầy, người cô, không quản ngại gian khổ, vẫn tận tụy dạy dỗ chúng tôi nên người.

Giờ đây, tôi đã là học sinh cấp 3, ngôi trường của tôi cũng đã được Nhà nước cấp kinh phí để xây sửa lại khang trang hơn. Hai dãy nhà cấp 4 xập xệ được thay bằng một dãy nhà 2 tầng sơn màu vàng chói mắt. Bàn ghế cũng được thay mới theo đúng tiêu chuẩn dành cho học sinh tiểu học. Cột cờ được đúc bằng bê tông rồi quen xi măng bóng nhẫy, thay cho chiếc cột cơ được làm bằng cọc tre nứt ngang nứt dọc. Sân trường cũng được đổ bê tông sạch sẽ, không còn cát sỏi, bụi đất bay tứ tung, rồi còn được trông thêm rất nhiều cây xanh.

Dù được học trong một ngôi trường khang trang, sạch đẹp khiến chúng tôi ai nấy đều phấn chấn. Nhưng không hiểu sao, sâu thẳm trong tâm trí tôi vẫn lưu luyến mãi ngôi trường xập xệ, cũ kỹ của trước kia.

Có lẽ, bởi ở đó có hình ảnh cô giáo chủ nhiệm thân yêu của tôi tay cầm thước, chân đi ủng, bì bõm lội nước tới dạy cho từng bạn cách đọc, cách viết, cách làm phép cộng – trừ – nhân – chia. Có hình ảnh lũ học sinh chúng tôi đuổi bắt cá giữa sân trường ngập nước lũ. Ở đó có sự yên bình và ấm áp đúng chất quê của một ngôi trường đến từ vùng chiêm trũng.

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 Có đáp án

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Toán

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Anh

Đề thi giữa kì 1 lớp 5 - Tải nhiều

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 5 có đáp án - Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 5 Tuần 10

Bài tập cuối tuần Toán lớp 5 Tuần 10

--------------------------------------------

>> Bài tiếp theo: Tập đọc: Chuyện một khu vườn nhỏ

Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm phần Tập làm văn 5 , Giải SGK Tiếng Việt lớp 5 Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 . Đồng thời, để củng cố kiến thức, mời các em tham khảo các phiếu bài tập Đọc hiểu Tiếng Việt 5 , Bài tập Luyện từ và câu 5 , Trắc nghiệm Tiếng Việt 5 .

Chia sẻ, đánh giá bài viết
126
2 Bình luận
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Tiếng Việt lớp 5 Sách mới

Xem thêm