Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường. Nội dung tài liệu đã được VnDoc tổng hợp chi tiết và chính xác sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao hơn trong học tập. Mời các bạn học sinh tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Dàn ý Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường

a. Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích

b. Nghệ thuật thể hiện qua hai câu thơ

- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng và cảm xúc qua các từ như lôi thôi, ậm ọe.

+ Sử dụng từ láy tượng thanh và tượng hình: giàu hình tượng và cảm xúc ==> hình dung cụ thể về hình ảnh sĩ tử, quan trường.

- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp:

  • Sĩ tử: luộm thuộm, vất vả, bệ rạc.
  • Quan trường: có vẻ oai phong, nạt nộ nhưng thực chất chỉ là sự giả dối.
  • Làm nổi bật hình dáng, hành động của các sĩ tử và quan trường.
  • Cảnh trường thi: huyên náo, lộn xộn, thiếu nghiêm túc

c. Cảm nghĩ của bản thân về cách thi cử dưới thời phong kiến: Điều này báo hiệu một sợ ô hợp, láo nháo trong thi cử.

Hình ảnh sĩ tử phong nhã thanh cao đã biến đi đâu mất, mà thay vào đó là hình ảnh lôi thôi, luộm thuộm. Điều này càng cho thấy sự ô hợp của xã hội bấy giờ. Hình ảnh quan trường phải mạnh mẽ, bạo dạn, thì nay lại cho thấy sự yếu ớt, khiếp sợ ậm ẹ thét loa. Sĩ tử không thèm nghe quan, quan càng phải thét loa. Sự lộn xộn cảnh trường thi đã làm mất đi tính tôn nghiêm, giá trị của kì thi.

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường mẫu 1

Nền văn học Việt Nam đã ghi dấu nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng, tiêu biểu với những phong cách văn chương khác nhau. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến nhà thơ Trần Tế Xương. Bằng giọng văn mỉa mai, châm biếm, ông đã mang đến cho bạn đọc bài thơ Vịnh khoa thi Hương với hình ảnh sĩ tử và quan trường phản ánh thực trạng xã hội mục nát lúc bấy giờ.

Dưới ngòi bút tài tình của Tú Xương, hình ảnh sĩ tử và quan trường được hiện lên rõ nét qua những câu thơ:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,
Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến,
Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Sĩ tử là những người đi thi, đáng ra phải trông thật nho nhã, trang trọng, vậy mà ở đây toàn thấy là sự luộm thuộm, lôi thôi. Đảo ngữ "lôi thôi" lên đầu câu tác giả đã nhấn mạnh cái sự nhếch nhác của các sĩ tử trong mùa thi hương lần này. Trong một kì thi đòi hỏi tính trang trọng, thay đổi một đời người nhưng người sĩ tử lại chẳng lột tả được tính trang nghiêm mà gợi lên sự xiêu vẹo, sự đổ gãy, lếch thếch của những kẻ sau này vốn sẽ trở thành những trụ cột tương lai của đất nước. Cái âm thanh "ậm ọe" của quan trường chỉ là những thanh âm ú ớ, không rõ tiếng rõ lời, nhưng lại được gân lên bằng sự la lối của đám quan lại trường thi. Sự trang trọng trong việc gọi tên vào thi của kì thi hương ấy đã bị những kẻ làm quan kia lấn át, làm lu mờ bởi sự phách lối, vênh váo của những kẻ dựa hơi mà chẳng có chút thực quyền nào. Hai câu thơ đối nhau làm nổi bật lên khung cảnh của trường thi. Nhưng trong đó, người ta thấy không chỉ là bóng dáng của trường thi với kì thi hương mà còn thấy khung cảnh hỗn tạp, nhốn nháo của đất nước khi rơi vào tình nửa thực dân nửa phong kiến.

Ngoài ra, hình ảnh của một "ông Tây" với "bà đầm" phản ánh thật đúng với cái tình cảnh của nước ta thời bấy giờ: người dân trở thành nô lệ, triều đình là một bức bình phong còn thực quyền ở trong tay người Pháp. Kẻ cướp nước, bán hương thì thản nhiên tiến vào kì thi vô cùng long trọng trong sự hoan nghênh, tiếp đón của mọi người. Tú Xương đặt cái "váy" của bà đầm và cái "lọng" của ông quan Tây được đặt ngang bằng, ghép hai hình ảnh đó lại, người ta thấy đó là mỉa mai đầy châm biếm. Từ "quan sứ" để nói về ông quan tây nhưng lại dùng từ "mụ đầm" khi nói về vợ của ông ta, đây chẳng phải là một sự khinh bỉ, một sự "chơi xỏ" mà Tú Xương dành cho viên Toàn quyền Pháp.

Bốn câu thơ tuy ngắn gọn, hàm súc nhưng đã bộc lộ được toàn vẹn cảnh kì thi của một xã hội mục nát, thối rữa lúc bấy giờ, nơi mà cái xấu, cái ác được ngự trị. Bài thơ còn thể hiện tư tưởng bất đắc chí của một nhà nho yêu nước trước cảnh một kì thi mang tính oai nghiêm nhưng lại lố lăng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn được giá trị và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường mẫu 2

Kẻ sĩ xưa vốn không “Đề huề lưng túi gió trăng”, “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa” như chàng Kim của Nguyễn Du thì cũng "đầu đội trời chân đạp đất" “Chí nam nhi nam bắc tây đông” như Nguyễn Công Trứ. Bởi vậy nên ta thấy lạ lắm, kì lắm cho những chàng sĩ tử trong bộ dạng thế này:

“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ”

Những học trò của cửa Khổng sân Trình nhưng chẳng khác nào phường buôn thùng bán mẹt, đầu đường xó chợ. Tú Xương đã dùng phép đảo ngữ để đưa hai từ “Lôi thôi” lên trước, “lôi thôi” là luộm thuộm không gọn gàng. Hai từ ấy tạo ấn tượng về đám sĩ tử bệ rạc, ăn mặc lếch thếch, thật phường giá áo túi cơm hèn mọn, gắng lắm chỉ gánh nổi đôi hạt vừng nói chi đến đội trời đạp đất? Ăn mặc đã vậy, tác phong cũng thật lạ kì: “vai đeo lọ”. Lọ gì? Lọ mực chăng? (Nói đến sĩ tử có lẽ nào lại là lọ nước?) Từ “đeo” khiến dáng vẻ kẻ sĩ thêm nặng nề, kì cục, “đeo” là đeo vật gì nặng nề ra điều khó nhọc, nay đeo lọ mực thì cái dáng vẻ ấy vừa buồn cười lại vừa thêm bội phần luộm thuộm. Lọ mực nhỏ vậy mà đã "đeo" còn bút giấy không hiểu mang vác, khuân ôm thế nào? Ở đây có thể hiện thêm một ẩn ý sâu xa của nhà thơ: việc học hành, ôn luyện chữ thánh hiền là một việc quá sức với những kẻ ngu ngốc, kệch cỡm như vậy. Nhưng mang mực đi đâu mà phải “đeo” như vậy?

“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”

Nhắc đến quan trường là nhắc đến trường thi. Ra là những sĩ tử kia đi thi. Ta biết rằng việc thi cử trong xã hội xưa là một việc vô cùng quan trọng, cho cả kẻ sĩ, cho cả triều đình, đất nước bởi thi là để chọn ra người hiền tài giúp nước. Bởi vậy, trường thi luôn toát lên vẻ trang trọng, uy nghiêm. Nhưng trường thi này thì khác, đám sĩ tử thì lôi thôi, bệ rạc. Còn đám quan trường coi thi cũng chẳng hơn, “ậm oẹ”, “thét loa”. Tiếp tục dùng phép đảo ngữ, đưa từ “ậm oẹ” lên trước nhà thơ muôn tạo ấn tượng về những bậc quan chưa thấy người mà đã thấy tiếng. Không phải tiếng tăm, danh vọng chi mà là tiếng quan trường “thét loa” (gọi sĩ tử, thông báo, nhắc nhở,... điều gì đó) bằng thứ tiếng thét “ậm oẹ” - tiếng bị cản từ trong cổ họng nghe không rõ. Chỉ riêng từ “ậm oẹ” đã đủ bán đứng tư cách và phẩm giá vị quan trường. Đó là những kẻ "ăn không nên đọi nói chẳng nên lời" vậy sao có thể cai quản việc nước? Âm thanh “ậm oẹ” còn gợi liên tưởng đến tiếng người câm đang cố gào lên điều gì đó. Chỉ khác là ở đây quan trường không gào mà “thét”, “thét loa”. “Thét” để át đi những âm thanh ồn ã, lộn xộn nhộn nhạo hay “thét” để góp thêm vào sự hỗn loạn vốn có. Cái dáng vẻ ấy nhốn nháo thế nào, nó không có được sự nghiêm túc, chỉn chu, trang nghiêm cần có ở một vị quan.

Hình ảnh đám sĩ tử lôi thôi, bệ rạc và lũ quan trường lộn xộn, ồn ã đã gợi đến hình ảnh một buổi thi Hương lúc cuối mùa của Nho học, khi ngày tàn của chế độ phong kiến và thời điểm úa tàn của nền độc lập dân tộc trước sự xâm lăng của chủ nghĩa thực dân. Hình ảnh ấy mang giá trị tố cáo sâu sắc, đồng thời nó ẩn chứa một nỗi đau, một tiếng thở dài của Tú Xương.

-------------------------------------

Để có kết quả học tập lớp 11 tốt nhất, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm