Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám

Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện Tấm Cám

Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mong rằng qua đây bạn đọc có thêm nhiều ý tưởng để xây dựng bài viết văn của mình. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Phân tích nhân vật dì ghẻ trong Tám Cám

Trong truyện cổ tích “Tấm Cám”, nếu cô Tấm đại diện cho sự dịu, dàng, hiền hậu, nết na thì mẹ con Cám lại là đại diện cho sự tàn ác, tham lam, xấu xa. Đặc biệt, mẹ dì ghẻ là nhân vật ác “điển hình”- người đứng sau “giật dây” cho mọi tội ác.

Mụ dì ghẻ là mẹ kế của Tấm, mẹ đẻ của Cám. Chính vì điều này mà ngay từ trong cách đối xử, bà ta đã sự phân biệt rõ ràng giữa con đẻ và con riêng. Sống chung với mẹ ghẻ và Cám cuộc sống của Tấm bên cạnh mẹ con Cám là một chuỗi ngày cực nhọc, vất vả. Sáng thái khoai, chiều lạ chăn trâu, hầu như ở nhà có việc gì nặng nhọc Tấm đều phải làm hết. Còn Cám chỉ đủng đỉnh ăn chơi tối ngày. Từ sự phân biệt đối xử này mà mụ dì ghẻ nhẫn tâm hành hạ một cô gái tội ngiệp còn con gái mình lại nuông chiều quá mức. Cám từ sự nuông chiều của mẹ mà trở thành một kẻ lừa đảo, bịp bợm. Nếu dì mẹ và Tấm không có quan hệ máu mủ thì Cám với Tấm lại là chị em. Vậy mà Cám dám trắng trợn lừa chị bằng giọng điệu ngọt ngào, giả tạo để cướp mất giỏ tép của Tấm, giành chiếc yếm đỏ về mình. Không dạy Cám những điều hay lẽ phải, mụ dì ghẻ là người xui Cám đi rình mò Tấm để cả hai mẹ con cùng ăn thịt con cá Bống. Không yêu thương Tấm, mụ dì ghẻ còn xấu xa đến mức hành hạ tinh thần Tấm bằng cách trộn thóc và gạo để Tấm không được đi chơi. Nếu thông thường, người ta chỉ hiểu rằng mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc nặng nhọc. Nhưng trong chi tiết trộn thóc với gạo, rõ ràng là một sự đày đọa về tinh thần, mụ dì ghẻ sẵn sàng ngăn cản hạnh phúc và niềm vui của Tấm. Ngay cả khi Tấm được làm hoàng hậu, mụ dì ghẻ cũng không ngừng ganh ghét, đố kị.

Chính từ sự xấu xa trong cách cư xử hàng ngày mà biến dì ghẻ tự biến mình và con gái mình trở thành những kẻ giết người man rợ. Mụ không tiếc sự xảo trá và bỉ ổi để lừa Tấm lên cây hái cau rồi ở dưới chặt gốc khiến Tấm ngã chết. Giết hại đứa con chồng mà lương tâm mu ta chưa bao giờ ân hận hay day dứt ma ngay lập tức đưa Cám vào cung thay thế Tấm. Đứng trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của cô Tấm. Mu dì ghẻ xúi con gái mình nhẫn tâm và tàn ác hơn trước. Tấm hóa thân thành vàng anh thì bị Cám giết thịt. Tấm hóa thân thành cây xoan đào thì bị chặt, thành khung cửi thì bị đốt. Tất cả những hành đồng của Cám đều do mụ dì ghẻ “giật dây”. Cái ác của mụ dì ban đầu chỉ là lòng đố kị, ghen ghét mà sau này đã lớn dần trở thành sự tàn ác, tha hóa về lương tâm và đạo đức. Bản thân mình ác nhưng mụ còn là kẻ gián tiếp và trực tiếp tiếp tay cho Cám giết hại Tấm. Càng theo dõi câu chuyện cổ tích “Tấm Cám”, người đọc càng không thể tha thứ cho hành động mất nhân tính của mẹ con Cám.

Cũng chính vì sự tàn ác của mẹ con Cám mà bọn chúng cuối cùng cũng bị trả giá. Khi Tấm trở về cung để tìm lại hạnh phúc của mình, mẹ con Cám đã bị trừng trị. Đáng nói nhất chính là phần kết truyện có nhiều dị bản. Trong đó Tấm dội nước sôi Cám thì mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết hay làm mắm Cám gửi về cho mụ dì ghẻ. Có nhiều bản kể còn kinh hãi hơn khi mụ dì ghẻ ăn lọ mắm Tấm gửi rồi mới biết đó là Cám. Với những bản kể này, có một vài nhà phê bình đã chỉ trích cô Tấm, đoạn kết này khiến cho Tấm mất đi vẻ vị tha, nhân hậu vốn có. Nhưng cứ nghĩ đến việc cô Tấm hiền lành, chăm chỉ, thật thà bị giết hạ nhiều lần mà chưa bao giờ nhân được sự thương xót của mẹ con Cám thì mới thấy cái kết đó thật xứng đáng với chúng. Nhân dân ta càng yêu thương cô Tấm bao nhiêu lại càng căm ghét mẹ con Cám bấy nhiêu nên không muốn cho bọn chúng một cái chết “nhẹ nhàng”. Cũng có bản, cô Tấm tha chết cho mẹ con Cám nhưng sau đó bọn chúng cũng bị ông trời trừng phạt. Hóa ra, với tội ác của mẹ con Cám dù con người có lòng vi tha thì ông trời cũng phải tức giận mà trừng phạt chúng. Xoay quanh mỗi cái kết có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, dù ở cái kết nào, thì dụng ý của nhân dân ta xưa vẫn mong cô Tấm có thể bảo vệ hạnh phúc của mình và mẹ con Cám nhất định phải bị trừng trị.

“Tấm Cám” là truyện cổ tích thần kì với nhân vật Tấm tiêu biểu cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân lao động và mẹ con Cám đại diện cho cái ác, sự xấu xa đã nảy sinh trong xã hội phân chia giai cấp. Nhưng dù cái ác có mạnh ra sao, có tìm cách để hãm hại cái thiện như thế nào thì cuối cùng những kẻ xấu xa như mẹ con Cám nhất định vẫn bị cái thiện tiêu diệt. Cái thiện chiến thắng cái ác chính là mong muốn nghìn đời của nhân dan ta.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Phân tích nhân vật dì ghẻ trong truyện cổ tích Tấm Cám. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thêm tài liệu để học tập môn Ngữ văn lớp 10 nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán lớp 10, Tiếng Anh lớp 10, đề thi học kì 1 lớp 10, đề thi học kì 2 lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 10

    Xem thêm