Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp

VnDoc xin giới thiệu bài Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nội dung thuộc về môn Tổ chức lao động khoa học nhằm giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tổng quát hơn về môn học hơn.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm quá trình sản xuất trong doanh nghiệp

Theo nghĩa hẹp, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình chế biến, khai thác, gia công phục hồi giá trị một loại sản phẩm nhờ kết hợp một cách chặt chẽ, hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất.

Theo nghĩa rộng, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp là quá trình bắt đầu từ khâu chuẩn bị sản xuất, mua sắm vật tư kỹ thuật, tổ chức sản xuất đến khâu cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ và tích luỹ tiền tệ. Nói cách khác, đây là toàn bộ quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Quá trình sản xuất nói chung là quá trình con người tác động vào thiên nhiên để biến chúng thành của cải vật chất.

Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp luôn luôn có hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, đó là mặt vật chất - kỹ thuật của sản xuất và mặt kinh tế - xã hội của sản xuất. Mặt vật chất kỹ thuật của sản xuất bao gồm sự tác động của sức lao động lên đối tượng lao động bằng các công cụ lao động cần thiết để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Mặt kinh tế - xã hội của sản xuất cho thấy, quá trình sản xuất trong doanh nghiệp còn là quá trình củng cố mối quan hệ sản xuất, quá trình lao động sáng tạo và hiệp tác của người lao động.

2. Phân loại quá trình sản xuất

Tùy thuộc vào loại hình công nghệ, quá trình sản xuất có thể được chia theo các tính chất sau đây:

Theo trình độ kỹ thuật hóa, gồm có quá trình thủ công, quá trình máy – thủ công, quá trình máy, quá trình máy – thiết bị, quá trình tự động hóa

Quá trình thủ công là những quá trình được hoàn thành bằng tay với những công cụ lao động cầm tay (công cụ không cơ khí hóa).

Quá trình máy – thủ công là quá trình được thực hiện bằng máy có sự tham gia trực tiếp của người lao động, lúc này sử dụng đồng thời năng lượng của máy cũng như sức lực của người lao động.

Quá trình máy là quá trình mà trong đó công việc chính được thực hiện bằng máy và những yếu tố của công việc phụ được người lao động thực hiện bằng tay hoặc thông qua các cơ cấu.

Quá trình tự động hóa là quá trình công việc chính được cơ khí hóa hoàn toàn, máy được điều khiển tự động, còn công việc phụ được tự động hóa một phần (nửa tự động) hoặc hoàn toàn tự động.

Quá trình máy - thiết bị là quá trình được thực hiện trên các thiết bị chuyên dùng bằng cách tác động các dạng năng lượng nhiệt, điện hoặc hóa học lên đối tượng lao động. Lúc này, người lao động tiến hành điều chỉnh diễn biến của các quá trình xảy ra trong thiết bị.

Theo tính chất liên tục của quá trình, gồm có quá trình sản xuất liên tục và quá trình sản xuất gián đoạn.

Quá trình sản xuất liên tục là quá trình sản xuất mà trong đó sự biến đổi nguyên liệu và lấy thành phẩm ra tại một nơi là việc xảy ra liên tục hoặc sau những khoảng thời gian nhất định.

Đặc trưng của cho các quá trình sản xuất liên tục là thời gian các loại thao tác phụ hoàn toàn trùng với thời gian cấp phối bán thành phẩm và thu sản phẩm. Do đó, để định mức lao động cho quá trình sản xuất liên tục cần phải phân chia quá trình này thành nhiều công đoạn, hoặc dài ngày, quá trình ngừng lại khi ngày làm việc kết thúc hoặc sau khi hoàn thành sản xuất sản phẩm.

Quá trình sản xuất gián đoạn là những quá trình mà trong đó sau khi sản xuất xong một đơn vị sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm thì phải có sự gián đoạn (ngừng máy) để dỡ sản phẩm ra và chất nguyên liệu vào nhằm tiếp tục sản xuất sản phẩm tiếp theo.

Quá trình sản xuất gián đoạn được chia ra thành quá trình có chu kỳ và không có chu kỳ.

Quá trình có chu kỳ là quá trình gián đoạn được lặp lại khi sản xuất một sản phẩm nhất định.

Quá trình không có chu kỳ là quá trình không lặp lại hoặc lặp lại sau những khoảng thời gian khác nhau.

Theo loại hình sản xuất, gồm quá trình sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ, sản xuất hàng loạt lớn, sản xuất theo hàng khối.

Theo tính chất nguyên liệu được dùng trong sản xuất, gồm sản xuất chế biến (gỗ, lương thực thực phẩm, hải sản...), sản xuất gia công (may mặc, giày dép, kim loại...).

Theo ý nghĩa và tính chất của sản phẩm sản xuất, gồm sản xuất sản phẩm chính, sản xuất sản phẩm phụ (nghĩa là tạo ra sản phẩm phụ nhờ tận dụng các phế liệu từ quá trình sản xuất sản phẩm chính).

Theo sự tổ chức của quá trình sản xuất, gồm quá trình sản xuất cá nhân và quá trình sản xuất tập thể.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp về quá trình chế biến, khai thác, gia công phục hồi giá trị một loại sản phẩm nhờ kết hợp một cách chặt chẽ, hợp lý các yếu tố cơ bản của sản xuất...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm