Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất

Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Tổ chức lao động khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Thực tiễn tại nhiều doanh nghiệp chỉ ra rằng có nhiều phương pháp tổ chức khác nhau. Mỗi phương pháp phải thích ứng với những đặc điểm trình độ tổ chức và kỹ thuật với từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp. Trong phần này, cần đi sâu nghiên cứu những phương pháp chủ yếu sau đây:

Phương pháp sản xuất dây chuyền

Sản xuất dây chuyền là một hình thức đặc biệt của tổ chức hệ thống sản xuất chuyên môn hóa sản phẩm, được thiết kế để sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm có quy mô sản xuất lớn, có tính chất đồng nhất về quy trình công nghệ và có quá trình sản xuất ổn định trong khoảng thời gian tương đối dài (5 năm, 10 năm...).

Đặc điểm của sản xuất dây chuyền

Sản xuất dây chuyền dựa trên cơ sở một quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm đã được nghiên cứu một cách tỉ mỉ, phân chia thành nhiều bước công việc sắp xếp theo trình tự hợp lý nhất, với thời gian chế biến bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số với bước công việc ngắn nhất trên dây chuyền. Đặc điểm này là đặc điểm chủ yếu nhất của sản xuất dây chuyền, nó cho phép dây chuyền hoạt động với tính liên tục cao.

Các nơi làm việc trong sản xuất chuyên môn hóa cao, nghĩa là chúng được phân công thực hiện ổn định chỉ một công việc của quá trình công nghệ. Trên nơi làm việc thường được trang bị bởi các máy móc, thiết bị dụng cụ chuyên dùng, hoạt động theo một chế độ hợp lý nhất và có trình độ tổ chức lao động cao để có thể thực hiện công việc liên tục. Mặt khác, được tổ chức, bố trí theo nguyên tắc đối tượng, nói cách khác là theo trình tự chế biến sản phẩm và tạo thành đường dây chuyền. Đối tượng lao động được vận động theo một hướng cố định với đường đi ngắn nhất.

Đối tượng lao động được thực hiện đồng thời trên tất cả các nơi làm việc của dây chuyền và được chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác trên các phương tiện.

Trong một thời điểm nào đó, nếu quan sát tất cả các nơi làm việc của dây chuyền ta thấy, đối tượng lao động được chế biến đồng thời (song song) ở tất cả các bước công việc và được chuyển từ nơi làm việc này sang nơi làm việc khác theo từng cái một hoặc từng chồng, từng nhóm bằng các phương tiện riêng, chẳng hạn như băng chuyền.

Những đặc điểm nêu trên vừa bảo đảm thực hiện tốt những nguyên tắc của tổ chức sản xuất, vừa tiêu biểu cho loại hình sản xuất dây chuyền hoàn chỉnh nhất.

Phân loại sản xuất dây chuyền

Dây chuyền cố định: là loại dây chuyền chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, quá trình công nghệ không thay đổi trong một khoảng thời gian dài, khối lượng sản phẩm lớn. Trên dây chuyền cố định, các nơi làm việc hoàn toàn chỉ thực hiện một bước công việc nhất định của quá trình công nghệ. Loại dây chuyền này thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn.

Dây chuyền thay đổi: là loại dây chuyền không chỉ có khả năng tạo ra một loại sản phẩm, mà nó còn có khả năng điều chỉnh ít nhiều để sản xuất ra một số loại sản phẩm gần tương tự nhau. Các sản phẩm sẽ được thay nhau chế biến theo từng loạt, giữa các loạt như vậy dây chuyền có thể tạm dừng sản xuất để thực hiện các điều chỉnh thích hợp. Loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa có thể sử dụng loại dây chuyền này. Các dây chuyền còn khác nhau ở trình độ liên tục trong quá trình hoạt động của nó.

Dây chuyền sản xuất liên tục: là loại dây chuyền mà trong đó các đối tượng được vận chuyển từng cái một, một cách liên tục từ nơi làm việc này qua nơi làm việc khác, không có thời gian ngừng lại chờ đợi. Trong loại dây chuyền này đối tượng chỉ tồn tại ở một trong hai trạng thái, hoặc là đang vận chuyển, hoặc là đang được chế biến. Sự liên tục có thể được duy trì bởi nhịp điệu bắt buộc hoặc nhịp điệu tự do. Với nhịp điệu bắt buộc, thời gian chế biến trên tất cả các nơi làm việc phải bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số. Băng chuyền sẽ duy trì nhịp điệu chung của dây chuyền với một tốc độ ổn định. Dây chuyền nhịp điệu tự do áp dụng trong điều kiện mà thời gian các công việc vì một lý do nào đó gặp khó khăn khi làm cho chúng bằng nhau hoặc lập thành quan hệ bội số một cách tuyệt đối, chỉ có thể gần xấp xỉ. Nhịp sản xuất sẽ phần nào do công nhân duy trì và để cho dây chuyền hoạt động liên tục người ta chấp nhận có một số sản phẩm dở dang dự trữ có tính chất bảo hiểm trên các nơi làm việc.

Dây chuyền gián đoạn: là loại dây chuyền mà đối tượng có thể được vận chuyển theo từng loạt, và có thời gian tạm dừng bên mỗi nơi làm việc để chờ chế biến. Dây chuyền gián đoạn chỉ có thế hoạt động với nhịp tự do. Các phương tiện vận chuyển thường là những loại không có tính cưỡng bức (như băng lăn, mặt trượt, mặt phẳng nghiêng..).

Dây chuyền còn có thể phân chia theo phạm vi áp dụng của nó. Như thế, sẽ bao gồm dây chuyền bộ phận, dây chuyền phân xưởng, dây chuyền toàn xưởng. Hình thức hoàn chỉnh nhất là loại dây chuyền tự động toàn xưởng. Trong đó hệ thống các máy móc thiết bị sản xuất, các phương tiện vận chuyển kết hợp với nhau rất chặt chẽ, hoạt động tự động nhờ một trung tâm điều khiến.

Phương pháp sản xuất theo nhóm

Loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và vừa thường có nhiều mặt hàng cùng được sản xuất trong hệ thống. Vì thế, người ta cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh sản xuất cho các loạt sản phẩm. Sản xuất dây chuyền trong trường hợp này sẽ không đạt hiệu quả cao.

Phương pháp sản xuất theo nhóm không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc để sản xuất từng loại sản phẩm, chi tiết, mà làm chung cho cả nhóm đưa vào chi tiết tổng hợp đã chọn. Các chi tiết của một nhóm được gia công trên cùng một lần điều chỉnh máy.

Nội dung phương pháp sản xuất theo nhóm

Tất cả các chi tiết cần chế tạo trong doanh nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hóa chúng được phân thành từng nhóm căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ, yêu cầu máy móc thiết bị giống nhau.

Lựa chọn chi tiết tổng hợp cho cả nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiết phức tạp hơn cả và có chứa tất cả các yếu tố của nhóm. Nếu không chọn được chi tiết như vậy, phải tự thiết kế một chi tiết có đủ điều kiện như trên, trong trường hợp này người ta gọi đó là chi tiết tổng hợp nhân tạo.

Lập quy trình công nghệ cho nhóm, thực chất, là cho chi tiết tổng hợp đã chọn.

Tiến hành xây dựng định mức thời gian cho các bước công việc của chi tiết tổng hợp. Từ đó lập định mức cho tất cả các chi tiết trong nhóm bằng phương pháp so sánh.

Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp, bố trí máy móc thiết bị cho toàn nhóm.

Hiệu quả của sản xuất theo nhóm

Phương pháp sản xuất theo nhóm áp dụng rộng rãi trong các xí nghiệp loại hình sản xuất hàng loạt, đặc biệt là sản xuất cơ khí. Hiệu quả của sản xuất theo nhóm có thể tóm lại trong các điểm cụ thể sau:

Giảm bớt khối lượng và thời gian của công tác chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất. Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, công tác kế hoạch tiến độ.

Cải tiến tổ chức lao động, tạo điều kiện chuyên môn hóa công nhân, nâng cao trình độ nghề nghiệp và năng suất lao động. Giảm chi phí đầu tư máy móc thiết bị, đồ gá lắp, nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị.

Phương pháp sản xuất đơn chiếc

Trong hệ thống sản xuất đơn chiếc, tiến hành sản xuất rất nhiều loại sản phẩm, với sản lượng nhỏ, đôi khi chỉ thực hiện một lần, trình độ chuyên môn hóa nơi làm việc rất thấp.

Để tiến hành sản xuất doanh nghiệp không lập qui trình công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng chi tiết sản phẩm mà chỉ quy định những bước công việc chung (ví dụ: Tiện, phay, bào, mài...). Công việc sẽ được giao cụ thể cho mỗi nơi làm việc phù hợp với kế hoạch tiến độ và trên cơ sở các tài liệu kỹ thuật, như bản vẽ, chế độ gia công.... Kiểm soát quá trình sản xuất yêu cầu hết sức chặt chẽ đối với các nơi làm việc vốn được bố trí theo nguyên tắc công nghệ, nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị. Hơn nữa, sản xuất đơn chiếc còn yêu cầu giám sát khả năng hoàn thành từng đơn hàng.

Phương pháp sản xuất đúng thời hạn (JIT – Just in time)

Quản lý sản xuất đúng thời hạn JIT (Just in time) là sản xuất các sản phẩm đạt chất lượng, đúng lúc vừa đủ số lượng đã được yêu cầu.

* Sử dụng hệ thống JIT thường nhận thấy các yếu tố quan trọng sau:

Có một dòng nguyên vật liệu đều đặn chảy từ nơi cung ứng đến nơi sử dụng mà không hề gây ra sự chậm trễ, hay trì hoãn vượt quá mức tối thiểu do sự cần thiết của quá trình sản xuất đặt ra. Bất kỳ sự chậm trễ không cần thiết hay tồn kho trong quá trình sản xuất là lãng phí. Vì vậy, lượng tồn kho được giữ ở mức tối thiểu.

Mục tiêu bên trong một nhà máy theo hệ thống JIT là phải đạt được sự đồng bộ và đều đặn của dòng các lô vật tư nhỏ. Mục tiêu này có thể đạt được, vì hệ thống không muốn có tồn kho dư thừa, nên không thể đột xuất sản xuất lô hàng lớn được. Ngược lại nếu muốn giảm hơn nữa qui mô lô sản xuất, lúc đó sẽ gây nên sự ứ đọng vật tư. JIT hoạt động tốt nhất trong điều kiện tiến độ sản xuất đều đặn. Một khi bị buộc phải thay đổi mức sản xuất thì chúng được điều chỉnh theo nhiều bước nhỏ.

Phương thức phối hợp các nơi làm việc trong hệ thống JIT tuân theo phương pháp kéo thay cho phương pháp đẩy truyền thống. Phương pháp đẩy tức là người quản trị sản xuất, lập tiến độ khối lượng vật tư cần thiết để sản xuất tất cả các bộ phận, phù hợp với khối lượng cần thiết cho khâu lắp ráp cuối cùng. Nguyên vật liệu được phân cho các nơi làm việc khởi đầu vào những thời điểm thích hợp. Khi công việc đã hoàn thành tại một nơi làm việc, các chi tiết được chuyển đến nơi làm việc tiếp theo. Quá trình cứ lặp lại cho toàn bộ dây chuyền sản xuất.

Do phản ứng dây chuyền như vậy, mỗi bộ phận dùng để lắp ráp sản phẩm cuối cùng được sản xuất vừa đúng số lượng cần thiết tại tất cả các nơi làm việc. Phản ứng dây chuyền này diễn ra bởi hệ thống Kanban, có tác dụng như một lệnh sản xuất.

Sản xuất và đặt hàng với qui mô nhỏ cũng là một đặc trưng của hệ thống JIT. Nếu như việc đặt hàng sản xuất và mua sắm phải được tiến hành với qui mô tối ưu, thì hệ thống JIT muốn tạo ra dòng dịch chuyển vật chất đều đặn liên tục với qui mô nhỏ, điều này đã làm giảm đáng kể mức tồn kho.

Lô hàng sản xuất trong hệ thống JIT thường có đặc điểm sau: qui mô của nó rất nhỏ để giữ lượng tồn kho trong quá trình sản xuất thấp. Các bộ phận được sắp xếp trong container đủ cho một giờ làm việc hay ít hơn. Các bộ phận, chi tiết được sắp xếp thuận tiện cho việc kiểm tra, thống kê số lượng và dễ thao tác ở khâu công việc sau. Chủng loại sản phẩm do một nơi làm việc sản xuất ra không được nhiều quá dễ tạo ra lượng tồn kho quá lớn.

Lô cung ứng phụ thuộc vào việc duy trì sản xuất qui mô nhỏ nên chỉ cần một lượng nhỏ nguyên vật liệu, các chi tiết, bộ phận cần cung cấp cho các bộ phận lắp ráp theo cụm.

Vì vậy các nhà cung ứng, cũng phải giao lô hàng nhỏ với mức độ đều đặn. Người ta có thể chấp nhận chi phí cao hơn để cho các nhà cung cấp phải ở trong phạm vi cho phép, và cung ứng đều đặn với qui mô nhỏ.

Mức chất lượng cao là yêu cầu cần thiết cho JIT hoạt động tốt và cũng là kết quả của phương pháp JIT. Một lô hàng được chuyển đến nơi làm việc sau theo một số lượng nhất định vì vậy không được có phế phẩm hay thiếu số lượng trong lô hàng. Bởi vì chỉ có lô hàng nhỏ được sản xuất trong giờ trước nên dễ dàng kiểm tra và đếm được số sản phẩm. Nếu phát hiện ra phế phẩm thì dễ dàng tìm ra người, hay máy móc, dụng cụ tạo ra phế phẩm để diều chỉnh kịp thời.

Vấn đề bảo dưỡng có hiệu quả máy móc, dụng cụ phải được đặt ra rất nghiêm khắc. Một máy móc hư hỏng sẽ làm đình trệ cả nhà máy nếu như nó là máy duy nhất sản xuất các bộ phận cho tất cả các sản phẩm. Vì vậy, bắt buộc máy móc, dụng cụ phải ở tình trạng tốt.

Hệ thống JIT luôn tự hoàn thiện bản thân nó. Trong quá trình sản xuất phải luôn tìm ra những điểm yếu trong hoạt động sản xuất để hoàn thiện hệ thống.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất về đặc điểm và cách phân loại các phương pháp sản xuất dây chuyền, phương pháp sản xuất theo nhóm, phương pháp sản xuất đơn chiếc...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu của các môn học trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm