Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng đầy đủ

Soạn bài Thiên Trường vãn vọng đầy đủ  là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Trần Nhân Tông (1258 – 1308), tên thật là Trần Khâm, con trưởng của Trần Thánh Tông.

- Ông nổi tiếng là vị vua anh minh, yêu nước, nhân ái. Ông cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên thắng lợi.

- Ông theo đạo Phật. Năm 1299, ông về tu ở chùa Yên Tử - Quảng Ninh.

- Ông là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của nhà Trần.

2. Tác phẩm

Bài thơ “Thiên Trường vãn vọng” được sáng tác vào dịp Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường (Nam Định ngày nay).

B. Tìm hiểu câu hỏi SGK

I. Trước khi đọc

Em có thích ngắm cảnh hoàng hôn không? Vì sao?

Trả lời:

Em rất thích ngắm cảnh hoàng hôn vì cảnh hoàng hôn rất lãng mạn, khiến tâm hồn con người thư thái.

II. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 44 SGK Ngữ văn 8 KNTT Tập 1)

Hãy xác định thể thơ của bài “Thiên Trường vãn vọng” và cho biết em dựa vào các yếu tố nào để nhận biết thể thơ đó.

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Các yếu tố cơ bản trong bài thơ giúp em nhận biết thể thơ:

+ Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Luật thơ: luật trắc.

+ Bố cục: khởi – thừa – chuyển – hợp.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 8 KNTT Tập 1)

Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào khoảng thời gian nào? Chỉ ra mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả.

Trả lời:

- Cảnh vật ở hai câu thơ đầu được tái hiện vào buổi hoàng hôn.

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả:

+ Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn đều “mờ mờ như khói phủ”. Làn khói ở đây có thể là làn sương mỏng, cũng có thể là khói lam chiều tỏa ra từ mái nhà trong thôn.

+ Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng tắt tạo nên ráng chiều “nửa như có, nửa như không”.

+ Thời gian vô hình đã được hữu hình hóa qua sự biến đổi của cảnh vật.

Câu 3 (trang 44 SGK Ngữ văn 8 KNTT Tập 1)

Những hình ảnh ở hai câu thơ cuối đã gợi lên một bức tranh cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

- Hình ảnh trẻ chăn trâu thổi sáo lùa trâu về gợi thời gian chiều tà, không gian thanh tĩnh. Con người và vạn vật đều đi về chốn nghỉ ngơi.

- Hình ảnh từng đôi cò trắng liệng xuống đồng là điều thân quen với nông thôn Bắc Bộ, cho thấy nhịp sống khoan thai và yên bình.

Câu 4 (trang 44 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1)

Bài thơ tái hiện cảnh vật và cuộc sống con người trong nhiều khoảng không gian. Em hãy chỉ ra những khoảng không gian đó theo trình tự được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

- Không gian rộng, từ xa đến gần, từ toàn cảnh đến cận cảnh: “vãn vọng” (trông xa), “sau thôn, trước thôn”.

- Không gian trải dài: theo con đường của trẻ mục đồng.

- Không gian từ cao xuống thấp: theo những đàn cò liệng xuống đồng.

Câu 5 (trang 44 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1)

Theo em, qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng gì?

Trả lời:

Qua bức tranh thiên nhiên, tác giả bộc lộ tình yêu thiên nhiên và niềm vui trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

Câu 6 (trang 45 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1)

Câu kết trong bài thơ tứ tuyệt Đường luật thường để lại dư âm. Hãy cho biết câu kết trong “Thiên Trường vãn vọng” có thể gợi cho em những cảm xúc, suy nghĩ gì.

Trả lời:

Câu kết trong bài gợi lên trong em vẻ đẹp của cuộc sống thanh bình, vụ mùa no ấm sau những tháng năm đất nước chống giặc và nói lên cả nét đẹp tâm hồn tác giả với tình yêu nước, yêu thiên nhiên, trân trọng cuộc sống bình dị của nhân dân.

Câu 7 (trang 45 SGK Ngữ văn 8 KNTT tập 1)

Tác giả “Thiên Trường vãn vọng” còn là một vị vua. Điều đó gợi cho em những suy nghĩ gì khi đọc bài thơ?

Trả lời:

Qua bài thơ, em thấy được Trần Nhân Tông không chỉ là một vị vua anh minh mà còn là người có tâm hồn thi sĩ cùng tấm lòng nhân hậu. Ông không miêu tả cung điện xa hoa mà lại xao xuyến trước vẻ đẹp nơi thôn dã. Điều này tưởng như đối lập với phẩm chất của nhà vua nhưng thực chất lại vô cùng hòa hợp. Trần Nhân Tông sẵn sàng đứng lên dùng đao gươm đánh giặc nhưng cũng trân trọng hòa bình.

III. Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ “Thiên Trường vãn vọng”.

Trả lời:

Hình ảnh hoàng hôn được miêu tả trong câu “Thôn hậu, thôn tiền đạm tự yên” là chi tiết đặc sắc. Nhà thơ không cần nói đến cảnh mặt trời lặn mà vẻ đẹp của hoàng hôn vẫn hiện lên rất rõ. Bốn chữ “Thôn hậu, thôn tiền” gợi ra không gian bao la, rộng lớn, được tác giả cảm nhận từ xa đến gần để bao quát được toàn cảnh. “đạm tự yên” đem đến cho người đọc hai hướng suy nghĩ. Làn khói kia là sương mù cuối ngày mỏng manh đang bao trùm cảnh vật? Hay đó chính là khói lam chiều tỏa ra nghi ngút từ những mái nhà tranh? Chỉ một làn khói nơi thôn quê mà làm vị vua nức lòng đến vậy… Qua đó, ta thấy được tâm hồn thi sĩ, tình yêu thiên nhiên và cuộc sống của Trần Nhân Tông.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm