Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Thu điếu đầy đủ

Soạn bài Thu điếu đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, sinh ra tại quê ngoại ở tỉnh Nam Định nhưng lớn lên ở tỉnh quê nội là tỉnh Hà Nam.

- Ông xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo. Do đỗ đầu cả ba kì thi gồm thi Hương, thi Hội và thi Đình nên ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

- Ông làm quan hơn mười năm. Khi cáo quan, ông về dạy học và sống thanh bạch tại quê nhà.

- Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

2. Tác phẩm

“Thu điếu” nằm trong chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, hai bài còn lại là “Thu ẩm” và “Thu vịnh”.

B. Tìm hiểu câu hỏi SGK

I. Trước khi đọc

Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.

Mùa em yêu thích nhất là mùa thu. Em có thể miêu tả mùa thu bằng một số từ như trong lành, lãng mạn, se lạnh, yên bình.

II. Sau khi đọc

Câu 1 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ Thu điếu.

- Bố cục bài thơ gồm 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên mùa thu.

+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): hình tượng con người trong mùa thu.

- Về niêm: chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.

- Về luật bằng trắc: bài thơ luật bằng.

- Vần: bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo).

- Nhịp: ngắt nhịp 4/3

- Về đối: Đối ở 2 câu thực và 2 câu luận.

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.

Nhan đề “Mùa thu câu cá” có mối liên hệ trực tiếp với nội dung của hai câu đề là không gian ao thu với mặt nước êm đềm và chiếc thuyền câu bé nhỏ. Từ đó, bài thơ mở ra nhiều tầng nghĩa, cho thấy suy tư và chiêm nghiệm của con người.

Câu 3 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.

- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở những không gian như mặt ao, bầu trời, mặt đất.

- Trình tự miêu tả: từ gần đến xa, từ xa đến gần, từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

Câu 4 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Phân tích các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.

Các từ ngữ miêu tả hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật:

- Ao thu “lạnh lẽo”, “trong veo”: tiết trời se lạnh, mặt nước trong trẻo và phẳng lặng.

- Thuyền câu “bé tẻo teo”: từ láy tượng hình, nhấn mạnh sự bé nhỏ của con thuyền, cho thấy sự hài hòa giữa thiên nhiên xung quanh và sự vật.

- Bầu trời “xanh ngắt”: cho thấy đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi lên không gian trong trẻo, thoáng đãng.

- Tầng mây “lơ lửng”: toát lên vẻ chậm rãi, thanh tĩnh.

- Ngõ trúc “quanh co”: không gian nhỏ bé quen thuộc của làng quê Bắc Bộ.

- Màu sắc: màu xanh ngắt của trời, màu xanh biếc của sóng, màu vàng của lá thu.

- Chuyển động của các sự vật: khẽ khàng, nhẹ nhàng.

- Âm thanh: tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”. Âm thanh nhỏ nhưng lại được cảm nhận rõ, càng nhấn mạnh sự yên ắng của không gian.

⇒ Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ mang vẻ đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ. Có không khí mát lành, bầu trời cao rộng, không gian yên tĩnh, cảnh sắc hài hòa, nên thơ mà vẫn đầy sức sống.

Câu 5 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?

- Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế “tựa gối, buông cần” của người ngồi câu cá. Con người như đang thu mình trên chiếc thuyền để chìm vào trầm tư.

- Âm thanh của tiếng cá không chỉ nhấn mạnh sự tĩnh mịch của không gian mà còn cho thấy khoảnh khắc chiêm nghiệm, suy tư của con người.

Câu 6 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?

- Chủ đề: sự cảm nhận tinh tế về vẻ đẹp mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó với quê hương, niềm ưu tư trước thời cuộc.

- Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm về tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả. Nhà thơ đã tìm về với cuộc sống ẩn dật, tận hưởng thiên nhiên nhưng vẫn không nguôi trăn trở vì nước nhà.

III. Viết kết nối với đọc 

Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.

Hai câu thơ cuối của bài “Thu điếu” có thể coi là hai câu đặc sắc nhất. Dù hàm súc, cô đọng nhưng hai câu kết đã gói gọn được tư tưởng cốt lõi nhất của tác phẩm. Nhà thơ nói chuyện câu cá nhưng thực chất là để gửi gắm tâm sự giữa cảnh thu. Tư thế “tựa gối, buông cần” là một tâm thế nhàn, tượng trưng cho nhân cách thanh cao của kẻ sĩ. Người câu cá ngồi đợi cá cắn câu mà “lâu chẳng được”. Thời gian chậm rãi trôi qua, bỗng một tiếng cá quẫy nước dưới chân bèo làm con người sực tỉnh. Dùng động để tả tĩnh, Nguyễn Khuyến một lần nữa khắc sâu ấn tượng về sự yên ắng, thanh tĩnh của làng quê. Không gian lặng, lòng người cũng lặng. Nỗi buồn man mác, sự cô đơn và niềm trăn trở thời thế của thi nhân đọng lại ở hai câu thơ cuối. Từ đó, ta thấy được tâm hồn gắn bó với thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.

--------------------------------------------

Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thứcVăn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

    Xem thêm