Soạn bài Nam quốc sơn hà đầy đủ
Soạn bài Nam quốc sơn hà đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!
A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
- Tác giả
Chưa rõ tác giả, nhiều ý kiến cho rằng tác giả bài thơ là Lí Thường Kiệt.
- Tác phẩm
Theo “Đại Việt sử kí toàn thư”, khi Lý Thường Kiệt chặn đánh quân Tống bên sông Như Nguyệt năm 1076, quân sĩ đã nghe thấy bài thơ vang lên trong đền thờ Trương tướng quân. Về sau, quân Tống đại bại đúng như lời bài thơ.
B. Tìm hiểu câu hỏi SGK
Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)
Bài thơ được coi là bản “tuyên ngôn độc lập” đầu tiên của nước ta. Em hiểu thế nào là bản “tuyên ngôn độc lập”?
Trả lời:
“Tuyên ngôn độc lập” là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước, dân tộc và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy.
Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ văn 8 Tập 1)
Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch nào thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn? Hãy lí giải ý kiến của em.
Trả lời:
- Từ “cư” được dịch là “ngự” (cai quản) sẽ thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập” hơn.
- Lí giả: khi dịch là“ở”, ta có thể hiểu từ “cư” chỉ việc một người sinh sống bình thường tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” mang sắc thái nghĩa nghiêm trang hơn, cho thấy sự bảo vệ và điều khiển về mọi mặt.
Câu 3 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ nào?
Trả lời:
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả đã sử dụng những lí lẽ:
+ Khẳng định chủ quyền (quyền cai quản, điều hành) trên lãnh thổ của đất nước (hai câu đầu). Mỗi một quốc gia có người đứng đầu – nhà vua riêng để cai quản, điều này là thực tế lịch sử.
+ Dựa vào chân lí của đất trời để khẳng định quyết tâm bảo vệ chủ quyền trước quân xâm lược.
Câu 4 (trang 70, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, câu thơ cuối cảnh báo điều gì đối với quân xâm lược? Do đâu em khẳng định như vậy?
Trả lời:
- Câu thơ cuối cảnh báo rằng quân xâm lược ắt sẽ thất bại thảm hại.
- Căn cứ để khẳng định điều trên chính là những thực tiễn lịch sử, chân lí đã được nêu ở ba câu thơ trên. Chủ quyền, độc lập quốc gia là điều vô cùng thiêng liêng, kẻ nào xâm phạm đến điều ấy sẽ chuốc lấy thất bại ê chề.
Câu 5 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Câu thơ nào trong bài thơ để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Em ấn tượng nhất với câu thơ “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” vì câu thơ khẳng định vị thế của đất nước ta. Nước Nam nhỏ bé nhưng có lãnh thổ, chủ quyền và có vua cai trị, đại diện cho toàn thể đất nước. Câu thơ cho thấy khí chất ngạo nghễ, niềm tự tôn dân tộc đáng quý.
Câu 6 (trang 71, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em rút ra được nhận thức gì cho bản thân sau khi học bài thơ này?
Hướng dẫn trả lời:
Bài học rút ra từ bài thơ: chủ quyền, độc lập của Tố quốc là điều vô cùng thiêng liêng nên mỗi con người cần ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Đứng trước tình yêu nước, yêu hòa bình của những người chính nghĩa thì kẻ xâm lăng ắt thất bại.
Bài tiếp theo: Trắc nghiệm Nam quốc sơn hà
--------------------------------------------
Ngoài bài viết trên, mời bạn đọc truy cập vào Soạn Văn 8 Kết nối tri thức và Văn mẫu lớp 8 trên VnDoc để đón đọc những tài liệu học tập mới nhất nhé. Chúc các bạn học tập thật tốt!