Soạn bài Từ mượn siêu ngắn
Soạn bài lớp 6: Từ mượn (siêu ngắn) được VnDoc biên soạn chi tiết trả lời các câu hỏi trong chương trình Ngữ Văn 6 tập 1 cho các em học sinh tham khảo giúp các em học sinh học tốt Ngữ văn lớp 6, chuẩn bị cho các bài giảng trên lớp đạt kết quả cao.
Soạn bài lớp 6: Từ mượn (siêu ngắn)
I. Từ thuần việt và từ mượn
Câu 1 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Giải thích từ trượng và từ tráng sĩ:
+ Trượng: là đơn vị đo độ dài của TQ thời cổ. 1 trượng = 10 thước = 3,33m.
+ Tráng: khỏe mạnh, to lớn,
+ Sĩ: Người tri thức thời xưa và những người được tôn trọng nói chung.
⇒Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn.
Nhận xét:
- Hai từ này dùng để biểu thị sự vật, hiện tượng, đặc điểm.
- Hai từ này không phải do ông cha ta sáng tạo ra mà là từ đi mượn ở nước ngoài.
- Các từ không phải là từ mượn khi đọc lên sẽ hiểu nghĩa ngay không cần phải giải thích.
Câu 2 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Các từ trên có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ, được đọc theo cách của người Việt-> gọi là từ Hán Việt.
Câu 3 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)
Từ mượn từ tiếng Hán | Từ mượn từ ngôn ngữ khác. | Từ được Việt hóa cao có nguồn gốc từ Ấn-Âu |
Sứ giả, giang sơn, gan, điện. | Ra –đi- ô, In- tơ- nét. | Ti vi, xà phòng, buồm, mít tính, bơm, Xô Viết |
Nhận xét:
- Các từ được Việt hóa cao thì viết như từ thuần Việt.
- Các từ chưa được Việt hóa cao khi viết phải có dấu gạch nối giữa các tiếng.
Câu 4 (trang 24 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Từ mượn có 2 nguồn gốc chính là Hán và Ấn- Âu.
- Từ mượn từ nguồn gốc Ấn Âu có 2 cách viết khác nhau.
+ Các từ được Việt hóa cao thì viết như từ thuần Việt.
+ Các từ chưa được Việt hóa cao khi viết phải có dấu gạch nối giữa các tiếng.
II. Nguyên tắc mượn từ
Ý kiến của Hồ Chí Minh được hiểu như sau:
- Mặt tích cực: Mượn từ là một cách làm giàu Tiếng Việt.
- Mặt tiêu cực:
+ Lạm dụng việc mượn từ sẽ làm cho Tiếng Việt kém trong sáng.
+ Tùy tiện mượn từ sẽ khiến cho Tiếng Việt bị pha tạp.
⇒ Không mượn từ một cách tùy tiện, phải bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
III. Luyện tập Từ mượn
Câu 1 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1)
Từ mượn | Nguồn gốc |
a. Vô cùng, ngạc nhiên tự nhiên, sính lễ | Hán |
b. Gia nhân | |
c. Mai-cơn-Giắc-xơn, in-tơ-nét | Tiếng Anh |
Quyết định, trang chủ, lãnh địa | Hán |
Câu 2 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1)
a) | Khán giả | Khán: xem |
Giả: người | ||
Thính giả | Thính: nghe | |
Giả: người | ||
Độc giả | Độc: đọc | |
Giả: người. | ||
b) | Yếu điểm | Yếu: Quan trọng |
Điểm: điểm | ||
Yếu lược | Yếu: quan trọng | |
Lược: Tóm tắt | ||
Yếu nhân | Yếu: Quan trọng | |
Nhân: người |
Câu 3 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1)
Hãy kể tên một số từ mượn:
a) Đơn vị đo lường: Ki lô mét, héc-ta-mét, đề- ca-mét, đề- ci- mét, ki-lô gam…
b) Tên các bộ phận của xe đạp: Ghi- đông,pê- đan, gác- đờ-bu..
c) Tên một số đồ vật: Vi- ô- long, đàn ooc- gan, ghi-ta..
Câu 4 (trang 26 Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Các từ mượn; Phôn, fan, nốc ao.Trong số từ này có những từ được Việt hóa cao như từ phôn
- Dùng trong hoàn cảnh giao tiếp thân mật, viết tin trên báo.
- Đối tượng; Bạn bè thân mật.
- Ưu điểm: Ngắn gọn.
- Nhược điểm: không trang trọng trong các giao tiếp nghi thức.
→ thông thường khi viết ra nên dùng từ thuần Việt, còn khi nói có thể dùng từ mượn.
Soạn bài lớp 6 siêu ngắn bài Từ mượn có đáp án chi tiết cho các câu hỏi Ngữ văn 6 giúp các em học sinh chuẩn bị cho các bài soạn Ngữ văn lớp 6 hiệu quả và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả tốt.
Ngoài ra, VnDoc còn sưu tập rất nhiều tài liệu thi học kì 1 lớp 6 và đề thi học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sử, Địa, Sinh, Công nghệ, Công dân,.... cho các em học sinh tham khảo. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.