Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Thị Ly Ating Văn học

Tại sao có thể nói : kẻ nam nhi trong bài thơ này đã có nhiều nét mới,

khác với con người nam nhi thường thấy trong văn học trung đại Việt Nam ? Em hãy viết một đoạn văn trả lời câu hỏi trên

4
4 Câu trả lời
  • Thị Ly Ating
    Thị Ly Ating

    Mn trả lời giùm mk với ạ

    0 Trả lời 16/01/23
    • Captain
      Captain

      Những năm đầu thế kỉ XX, đất nước ta một lần nữa lại bị ngoại bang xâm lược; những cuộc kháng chiến nổ ra khắp trong cả nước. Người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu là lá cờ đầu kháng chiến, ông không chỉ có con đường cứu nước mới mẻ mà ông còn để lại một kho tàng văn học lớn, có sức cổ động mạnh mẽ, trong đó không thể không nhắc đến bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương". Bài thơ không chỉ nói lên tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc mà còn nói lên "chí làm trai" khác biệt.

      Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" được Phan Bội Châu sáng tác vào năm 1905 giữa tình hình đất nước đang chìm trong ách kìm kẹp của chế độ thực dân. Là người chủ trương trong phong trào Duy Tân, ông tìm đường cứu nước bằng cách sang Nhật. Trước khi xuất dương, ông đã làm bài thơ để gửi tặng những người bạn của mình, cũng để bày tỏ tinh thần yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc của chính bản thân.

      "Sinh vi nam tử yếu hy kỳ,
      Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di".

      (Làm trai phải lạ ở trên đời,
      Há để càn khôn tự chuyển dời).

      Thời phong kiến, chí làm trai tức là phải tề quốc, trị gia bình thiên hạ. Người con trai phải có sự nghiệp, công danh, giúp dân giúp nước. Nhưng với Phan Bội Châu, ông lại muốn "làm trai phải lạ ở trên đời". Cái "lạ" ở đây tức là ông muốn làm những điều khác thường, "xoay chuyển được càn khôn".

      Nếu như Nguyễn Công Trứ chỉ ở mức "Chí làm trai nam bắc tây đông/ Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển", Phạm Ngũ Lão: "Nam nhi vị liễu công danh trái/ Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu" thì Phan Bội Châu lại muốn thay đổi càn khôn, không chịu khuất phục sự sắp đặt trong trời đất. Vần xoay vũ trụ theo ý chí mình, bước qua khỏi ranh giới an toàn, đi tìm một chân trời mới. Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu mang đến quan niệm về chí làm trai trong thời đại mới, tạo ra một ý tưởng thật lớn lao, mạnh mẽ. Đó cũng là lời khẳng định sức mạnh của con người giữa vũ trụ bao la.

      "Ư bách niên trung tu hữu ngã,
      Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy"

      (Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
      Sau này muôn thuở há không ai?)

      Hai câu thơ thực trong bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" của Phan Bội Châu tiếp tục khẳng định cho chí làm trai lớn lao. Không chỉ "xoay chuyển càn khôn" mà chí làm trai còn cần gắn liền với ý thức trách nhiệm với dân tộc.

      Từ "tớ" được xem như là một danh xưng của chính tác giả, một ý thức trách nhiệm trước thời cuộc. Từ "tớ" trong câu thơ dịch cũng tạo nên sự ngông nghênh, bộc lộ một cái tôi tích cực. Câu hỏi ngỏ "Sau này muôn thuở há không ai?", Phan Bội Châu đã không chỉ khẳng định được cái tôi trách nhiệm với đất nước mà còn bày tỏ được sự tin tưởng, khát vọng về "khoảng trăm năm", ý thức trách nhiệm của mỗi người với đất nước. Tác giả không hướng về riêng quá khứ mà còn là hiện tại, tương lai. Đó cũng chính là bài học dành cho thế hệ trẻ của đất nước, luôn phải có cái tôi mạnh mẽ, dám hi sinh vì dân tộc.

      Nếu như trước đây cổng Trạng sân Trình là niềm khát khao, niềm tự hào của rất nhiều người; đặc biệt là đối với nam nhi, đó là con đường gầy dựng sự nghiệp thì giờ đây Phan Bội Châu chỉ còn biết thở dài:

      "Non sông đã chết sống thêm nhục
      Hiền thánh còn đâu học cũng hoài".

      "Non sông đã chết" - câu thơ thật đau lòng làm sao!. Đất nước, non sông giờ đây đang bị giày xéo dưới bước chân của những kẻ ngoại bang. Đối với những người theo Nho giáo như ông, còn gì đau lòng hơn khi sách vở, công danh cũng không giúp gì được cho Tổ quốc. "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài" ở đây không phải Phan Bội Châu muốn phủ định đi sách thánh hiền mà là giữa thời cuộc, ông chọn đi theo con đường giải cứu đất nước, đọc sách, thi cử công danh trong thời cuộc ấy có ý nghĩa gì.

      Nhà chí sĩ Phan Bội Châu quả là con người có tầm nhìn cao rộng. Với ông, thời khắc ấy không có gì đau lòng hơn là nỗi đau mất đi sự tự do trên chính dân tộc mình. Ông sẵn sàng bỏ đi lợi ích cá nhân để tìm thấy lợi ích chung cho dân tộc. Trong những năm đầu thế kỉ XX, đây quả thực là một quyết định táo bạo, trở thành tư tưởng mới, ánh sáng mới.

      "Nguyện trục trường phong Đông hải khứ
      Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi",

      (Muốn vượt biển Đông theo cánh gió
      Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi).

      Cánh buồm giăng giữa muôn trùng ngàn khơi tạo nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn. Ý chí của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cũng tựa như con thuyền ấy, ra khơi giữa mây ngàn sóng nước, trước mặt với vô vàn thử thách; nhưng ra đi với tâm thế mạnh mẽ; không lo sợ sóng gió.

      Câu thơ "thiên trùng bạch lãng nhất tề phi" được dịch nghĩa là "muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi", câu thơ dịch nghĩa chưa sát với nguyên tác, hình ảnh còn bay bổng, lãng mạn hoá; làm giảm đi tinh thần mạnh mẽ, ý chí quyết tâm ra đi cứu nước. Hình ảnh đối lập giữa sự nhỏ bé của con người với sự bao la của vũ trụ tạo nên hình tượng sử thi, tạo nên một bức tranh vô cùng hoành tráng với ước vọng bay lên, tạo nên một chân trời mới. Câu thơ cũng khẳng định sự quyết tâm, tự tin về sự thay đổi trong tương lai.

      Trang thơ của nhà ái quốc Phan Bội Châu với hình ảnh đấng nam nhi muốn làm ngược lại với quy luật tự nhiên, cái tôi cá nhân cùng với trách nhiệm với Tổ quốc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, giọng văn hào sảng, mạnh mẽ đã tạo nên hình ảnh phi thường của người chí sĩ ra đi cứu nước. Bài thơ đã tạo nên một luồng gió mới trong thơ văn, một vài ca mới trong cuộc chiến chống quân xâm lược Pháp đầu thế kỉ XX.

      Chí làm trai của Phan Bội Châu không chỉ có ý nghĩa trong thời điểm ấy mà đến thế kỉ XXI hay mãi mãi về sau, đó là bài học, là tấm gương cho lớp lớp thế hệ về tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm; biết đương đầu với khó khăn, thử thách; loại bỏ cái tôi cá nhân để hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc.

      0 Trả lời 16/01/23
      • Nai Con
        Nai Con

        Phan Bội Châu nhân vật lịch sử có tình yêu nước vô bờ bến, ông luôn mang trong mình ý chí phản kháng giặc ngoại xâm và nuôi chí lớn giải phóng dân tộc, tư tưởng đấu tranh của ông khuynh hướng dân chủ tư sản ra đi tìm con đường cứu nước ở các nước tư sản.

        Phan Bội Châu chính là chủ nhân của phong trào Đông du, ông chủ yếu hoạt động cách mạng sáng tác ra các tác phẩm chỉ để phục vụ cho cách mạng. Thơ văn của ông luôn nồng nàn tình yêu nước, khích lệ tinh thần và ý chí chiến đấu, vận động đồng bào đoàn kết với nhau thành một khối thống nhất để đánh bại giặc ngoại xâm đang giày xéo đất nước.

        Phong trào Duy Tân thành lập, Phan Bội Châu phải sang Nhật mục đích đào tạo cho thành viên trong hội tìm cách cứu nước. Tác giả viết bài thơ Lưu biệt khi xuất dương trong buổi chia tay để sang Nhật, bài thơ viết bằng chữ Hán thể thất ngôn bát cú Đường luật.

        Bài thơ thể hiện sự tự hào, quyết tâm của Phan Bội Châu trong buổi xuất ngoại ra đi để tìm đường cứu nước cho dân tộc. Phan Bội Châu thể hiện chí nam nhi làm trai trong đất trời,phải làm điều lớn lao dám mưu đồ việc lớn đó lí trưởng sống của thời đại. Làm trai ắt trong trời đất phải chủ động xoay chuyển trời đất chứ không thể để cho trời đất tự thay đổi. Tác giả thể hiện cái tôi cá nhân của con người công dân có trách nhiệm với cuộc đời, đất nước.

        Tác giả đã sử dụng phép bình đối chỉ thời gian, với cái hữu hạn mang đi so sánh với cái vô hạn. Nhân vật trữ tình đang tự đứng giữa cuộc đời đã ý thức được sứ mệnh của bản thân với lịch sử đồng thời đó cũng là khát vọng tạo dựng được công danh của chính ông. Phan Bội Châu giúp người đọc hiểu rõ hơn về thực trạng lịch sử lúc bấy giờ bằng cái chân thực, tỉnh táo trước thời cuộc.

        Những dòng thơ cuối đã thể hiện mong muốn của tác giả muốn vượt mọi muôn trùng sóng gió vươn ra biển lớn để tìm đường giải phóng dân tộc, đất nước khỏi ách kìm kẹp của thế lực ngoại xâm. Câu thơ thể hiện được sự hi vọng, tư thế hào hùng và sự lạc quan trong tương lai.

        Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh khi thể hiện được khát vọng sống hào hùng, mạnh mẽ của nhân vật trữ tình, khí phách làm trai hiên ngang xoay chuyển càn khôn trong đất trời, cùng với đó là giọng thơ đầy tâm huyết mà vẫn thể hiện được chí khí của bậc anh hùng thời đại.

        0 Trả lời 16/01/23
        • Người Dơi
          Người Dơi

          Bạn tham khảo các bài phân tích về bài thơ: https://vndoc.com/phan-tich-chi-lam-trai-trong-bai-tho-luu-biet-khi-xuat-duong-cua-phan-boi-chau-177382

          0 Trả lời 16/01/23

          Văn học

          Xem thêm