Thầy cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học giáo dục công dân

Đáp án Cuộc thi An toàn giao thông

Thầy cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học giáo dục công dân là câu hỏi có trong cuộc thi an toàn giao thông, mời các bạn cùng xem đáp án chi tiết.

Câu hỏi: Thầy cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học giáo dục công dân.

Trả lời:

I. NỘI DUNG GIẢNG DẠY

Ở trường trung học cơ sở chương trình pháp luật giao thông gồm: Dạy 4 tiết chính khoá về trật tự ATGT trong môn Giáo dục công dân gồm 2 tiết ở lớp 6, 7.

- Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT, 1 tiết ở lớp 7 và 1 tiết ở lớp 8. Tuy nhiên ta có thể tích hợp dạy pháp luật ATGT vào các bài như:

Chương trình lớp 6 gồm: - Bài 5: Tôn trọng kỉ luật. (tôn trọng kỉ luật là cơ sở hướng tới tôn trọng pháp luật có luật ATGT)

- Bài 9: Lịch sự, tế nhị (Biểu hiện của lịch sự, tế nhị là thực hiện nội quy nhà trường và pháp luật)

- Bài 10: Tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội (tuyên truyền về ATGT)

- Bài 14: Thực hiện trật tự ATGT

Thực hành ngoại khóa Tìm hiểu về ATGT

Chương trình lớp 7 gồm: - Bài 3: Tự trọng (biết tự giác chấp hành pháp luật ATGT)

- Bài 9: Xây dựng gia đình văn hóa (Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân trong đó có chấp hành pháp luật)

Chương trình lớp 8 gồm: Bài 1: Tôn trọng lẽ phải (Tôn trọng thực hiện nghiêm luật ATGT)

- Bài 2: Liêm khiết (người liêm khiết chấp hành đúng pháp luật ATGT)

- Bài 3: Tôn trọng người khác

- Bài 5: Pháp luật và kỉ luật (Biết chấp hành và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt pháp luật)

- Bài 8. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác (học hỏi văn hóa giao thông các dân tộc khác nhất là các nước phát triển)

Bài 9: Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư (Biểu hiện thực hiện tốt trật tự ATGT…)

- Bài 18: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân (tố cáo, khiếu nại khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật ATGT)

- Bài 19: Quyến tự do ngôn luận

Chương trình lớp 9 gồm: - Bài 2: Tự chủ (Tự làm chủ bản thân và các tình huống khi tham gia giao thông)

- Bài 3: Dân chủ và kỉ luật

- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân

Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

- Thực hành ngoại khóa “Sống và làm việc theo pháp luật”.

Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở THCS cần có phương pháp phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học sinh trong quá trình dạy học. người giảng dạy phải linh hoạt tùy vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của học sinh mà thiết kế nội dung giáo dục pháp luật ATGT cho phù hợp. Dạy học pháp luật giao thông trong môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống: phải hướng dẫn học sinh liên hệ với từng bài học, đời sống cá nhân, tập thể và địa phương. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế việc chấp hành pháp luật giao thông ở trường học, địa phương và xã hội.

Đối với học sinh THCS các em cần nắm được các quy tắc giao thông đường bộ phù hợp với đặc điểm tham gia giao thông của lứa tuổi; biết xử lý đúng đắn các tình huống đi đường thông thường; hiểu được tầm quan trọng của bảo đảm an toàn giao thông đối với bản thân và gia đình cũng như cộng đồng, có thái độ đúng đắn đối với các hành vi đúng và chưa đúng và có ý thức tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông.

Các vi phạm ở học sinh là đi bộ qua đường không chấp hành chỉ dẫn của báo hiệu đường bộ, không chú ý quan sát, tụ tập dưới lòng đường, trước cổng trường; trèo qua dải phân cách; đi xe đạp không đúng phần đường quy định, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ, dàn hàng ngang, chở 2 – 3 bạn trên xe, vừa đi vừa đùa nghịch, gây mất trật tự ATGT, rẽ đột ngột trước đầu xe ô tô, xe máy; không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện…

Để khắc phục các lỗi vi phạm, phòng tránh tai nạn giao thông, mỗi học sinh phải luôn học tập, tìm hiểu để nắm vững và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ; phải thận trọng và luôn chú ý quan sát khi đi đường; thường xuyên xem xét việc thực hiện ATGT của mình để tự điều chỉnh và nhắc nhau cùng thực hiện tốt. Muốn được như vậy thì cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

II. GIẢI PHÁP AN TOÀN GIAO THÔNG

- Giải pháp 1:

+ Đối với phụ huynh học sinh:

Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức tuyên truyền nhắc nhở các bậc phụ huynh về việc thực hiện tốt luật ATGT đường bộ thông qua các cuộc họp phụ huynh học sinh. Bậc làm cha mẹ phải gương mẫu cho con em noi theo. Tổ chức cho phụ huynh và học sinh kí cam kết thực hiện tốt luật giao thông đường bộ: Không cho con đi xe máy đi học khi con chưa đủ tuổi; Đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Giáo dục con cái chấp hành tốt mọi quy định vể ATGT khi tham gia giao thông trên đường (đi đúng phần đường, không vượt đèn đỏ…) Ngoài các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy... thì xe đạp là phương tiện giao thông rất phổ biến, xe đạp là phương tiện giao thông thô sơ, dễ đi nên ở lứa tuổi các em đã tự đi xe đạp đến trường. Tuy vậy, đa số các em được cha mẹ cho đi xe đạp đến trường đều là xe đạp của người lớn chưa đúng quy định và phù hợp với lứa tuổi của các em như vậy rất dễ xảy ra tai nạn vì chân của các em không chống được xuống đất khi xe quá cao.

+ Đối với học sinh:

Các em được khắc sâu về một chiếc xe đạp an toàn qua bài học: Thực hiện trật tự an toàn giao thông - ở lớp 6 “Đi xe đạp an toàn”. Các em hiểu được sự nguy hiểm khi đi xe đạp không đúng quy định nên các em chỉ được đi ra đường với chiếc xe đạp cỡ nhỏ của trẻ em và phải còn tốt đồng thời khi đã đi vững xe đạp mới được đi đến trường không nên đi xe đạp ở đường phố quá đông người. Làm được như vậy là chính các em đã góp phần đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, an toàn cho mình và cho mọi người, hạn chế tai nạn đáng tiếc xảy ra.

- Giải pháp 2:

+ Giáo dục các em thực hiện tốt những quy định khi tham gia giao thông.

Ngoài việc giáo dục các em đi xe đạp cỡ nhỏ phù hợp với trẻ em, còn phải giáo dục các em nắm được những quy định đối với người tham gia giao thông. Từ đó các em có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh những quy định khi tham gia giao thông đường bộ.

Giải pháp này các em đã được học trong những buổi hoạt động ngoại khóa. Tôi thường nhấn mạnh những vấn đề sau:

Đi bên tay phải, đi sát lề đường, nhường đường cho xe cơ giới (ô tô, xe máy).

Đi đúng hướng đường, phần đường của mình.

Khi chuyển hướng (rẽ trái, phải) phải giơ tay xin đường.

Khi đi từ đường ngõ, trong nhà, cổng trường ra đường chính phải quan sát, nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, hoặc từ đường phụ ra đường chính phải đi chậm, quan sát kỹ.

Ở tuối các em không được chạy xe gắn máy đến trường.

Cho các em nhận biết các loại biển báo giao thông như : Biển báo cấm; biến báo nguy hiểm; biển báo hiệu lệnh.

+ Giáo dục các em có ý thức tránh những điều cấm sau:

Không được lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường.

Không đèo nhau bằng xe đạp người lớn, đi dàn hàng ngang (từ 3 xe trở lên).

Không buông thả hai tay, hoặc cầm ô, kéo súc vật.

Dừng xe giữa đường nói chuyện.

Đèo người đứng trên xe hay ngồi ngược chiều.

Rẽ đột ngột qua đầu xe.

Không đùa nghịch, chạy nhảy trên đường.

(Theo điều 28 - Khoản 1, 2, 3 ; Điều 29 – Khoản 1, 2 Luật giao thông đường bộ)

Tôi thường nhấn mạnh những tác hại của việc không tuân thủ luật giao thông đường bộ, để không những các em thực hiện tốt những quy định đối với người tham gia giao thông, từ đó hình thành ý thức tự giác, thói quen tốt, đúng khi tham gia giao thông. Điều đó không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà cả người lớn.

- Giải pháp 3:

Là môn học GDCD, tài liệu giảng dạy còn ít, nhưng bản thân tôi nhận thức rất rõ mục đích của việc dạy an toàn giao thông cho học sinh. Hiện nay trên tất cả các phương tiện nghe nhìn thì vấn đề an toàn giao thông được mọi người quan tâm và chú ý nhất. Mỗi một phương tiện nghe nhìn đều có một mục để nói về an toàn giao thông. Vậy không có lí do gì để mỗi giáo viên chúng ta không nhiệt tình khi dạy an toàn giao thông, chúng ta phải bắt đầu xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức tuân thủ luật giao thông. Để làm được điều này bản thân tôi không ngừng nghiên cứu, thu thập các thông tin ở các tài liệu nghe, đọc được đăng tải thường xuyên trên các báo, đài, mạng Internet ... để nắm được các nguyên nhân xảy ra tai nạn và cách thức tuyên truyền để học sinh nắm được luật giao thông nhất là với học sinh. Từ đó tôi đã áp dụng được cách thức tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong trường, đồng thới áp dụng phương pháp dạy an toàn giao thông cho các em học sinh để làm sao đạt hiệu quả nhất. Thường thì những bài học về an toàn giao thông có nội dung rất khô khan, đơn điệu, dễ gây nhàm chán, vì vậy cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu học sinh nhớ, rồi thực hiện cho đúng. Cũng như những môn học khác khi dạy an toàn giao thông để cho sinh động tôi thường sử dụng phương pháp dạy tích cực là cho phép học sinh chủ động rút ra những hiểu biết cần thiết cho bản thân, học sinh luôn làm trọng tâm dưới sự chỉ dẫn của giáo viên cụ thể:

Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp trò chơi

Phương pháp quan sát

Phương pháp động não

Phương pháp sắm vai giải quyết tình huống pháp luật.

Ở chương trình DGCD lớp 6, có nguyên bài “Thực hiện trật tự an toàn giao thông” ngoài việc dạy các kiến thức căn bản về các loại tín hiệu đèn, biển báo, quy tắc đi đường… Để các em dễ nắm ta có thể cho các em tham gia sắm vai giải quyết tình huống, tìm các bài hát về ATGT chơi thi tài năng: Bài hát “Chúng em với an toàn giao thông”: “Chúng em với ATGT là hạnh phúc là tình yêu cuộc sống. Chúng em với ATGT là hạnh phúc, là niềm vui cho mọi nhà. Nào bạn ơi chớ quên. Đi trên đường ta không lạng lách, đi trên đường không dàn hàng ngang. Gặp đèn đỏ nhanh nhanh đứng lại, đèn xanh bật ta đi an toàn. Nào bạn ơi… vì cuộc sống của bạn của tôi, vì tương lai đất nước đẹp giàu. Chấp hành tốt luật giao thông là mang đến hạnh phúc cho mọi nhà”.

Các bài vè vui dễ ghi nhớ như: “Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật. Ô tô xe máy. Vượt ẩu, phóng nhanh. Lấn đường, cạnh tranh. Có ngày tai nạn… Bạn ơi hãy nhớ. Học luật đi đường. Bất cứ ở đâu. Chấp hành nghiêm chỉnh. An toàn, hạnh phúc. Cho bạn cho tôi. Cho cả mọi người. Hãy tuân theo luật. Ve vẻ vè ve. Nghe vè nhớ luật…”

Ở nhà trường hiện nay đang diễn ra một thực trạng là phần lớn học sinh tham gia giao thông còn ý thức chưa cao như phóng nhanh, vượt ẩu, đi bộ và băng qua đường không đúng qui định, chạy xe đạp dàn hàng hai, ba, thậm chí là năm, sáu trên đường gây cản trở giao thông… phụ huynh lấn chiếm lòng đường để đưa đón học sinh vẫn tái diễn. Một số em chưa đủ tuổi nhưng vẫn điều khiển xe trên 50 phân khối đến trường. Nhiều trường hợp không đội mũ bảo hiểm và vượt đèn đỏ khi đi qua các nút giao thông có đèn tín hiệu…

Ngoài ra, giáo viên dạy tích hợp giáo dục ATGT vào hoạt động tìm tòi, mở rộng có thể cho các em về nhà vẽ tranh theo chủ đề ATGT. Các em vẽ theo ý thích, sau đó nộp lại giáo viên chấm lấy điểm. Qua đó, chúng ta động viên khen chọn những bài tiêu biểu trưng bày ở bảng tin của nhà trường. Giáo viên tổ chức cho các em sinh hoạt chuyên đề về ATGT vào các tiết sinh hoạt ngoại khóa. Các em sẽ tham gia tích cực, hào hứng, tự do trình bày ý tưởng của mình.

Vậy những biện pháp có hiệu quả nhằm xây dựng ý thức và thói quen tốt khi tham gia giao thông của học sinh:

Trước hết, mỗi bản thân con người tham gia giao thông hãy tự giác cẩn thận khi tham gia giao thông

Đối với học sinh tham gia giao thông thì phải: Đi đúng làn đường, phần đường, vạch đường quy định… luôn luôn có thói quen chấp hành, thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ; phải hình thành thói quen văn minh đô thi khi tham gia giao thông, học cách chờ đợi (chờ đèn xanh), biết cách nhường đường, rẽ phải … đúng quy định.

Tuyên truyền đến phụ huynh học sinh dành thời gian để quan tâm, dạy dỗ con em ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ thông qua các buổi họp phụ huynh.

Việc thực hiện pháp luật An toàn giao thông phải là quá khó để đảm bào an toàn cho bản thân, mọi người và cả tài sản; An toàn giao thông được áp dụng cho tất cả mọi lứa tuỗi, khi còn là học sinh đến khi trưởng thành đều phài thực hiện tốt trách nhiệm an toàn khi tham gia giao thông.

Hậu quả của việc không thực hiện an toàn giao thông là rất lớn, ví thế mỗi chúng ta cần thực hiện tốt Luật Giao thông đường bộ, chấp hành hiệu lệnh an toàn khi lưu thông.

Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác gây hậu quả cho cộng đồng cần phải được lên án manh mẽ.

- Trang bị kiến thức an toàn giao thông cho học sinh. Nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ cho học sinh thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt dưới cờ qua các tiều phẩm, hoạt cảnh, đố vui, hái hoa dân chủ; qua các cuộc thi tìm hiểu về luật ATGT, thi hùng biện học sinh với văn hóa giao thông, thi vẽ tranh về ATGT; tổ chức tuyên truyền cho học sinh, sinh viên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: trưng bày panô, áp phích, hình ảnh tai nạn giao thông, chiếu phim tuyên truyền, nói chuyện chuyên đề về tai nạn giao thông và các biện pháp phòng ngừa để các em nâng cao nhận thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ. “Thiết lập trật tự kỷ cương giao thông”; “An toàn giao thông – trách nhiệm của mỗi người”; “Tuân thủ quy định tốc độ khi lái xe”; “Điều khiển xe đi đúng phần đường, làn đường”; “Hãy nói không với rượu, bia khi tham gia giao thông”; “Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy”; “Ứng xử thân thiện và văn hóa khi tham gia giao thông”; “Chấp hành nghiêm túc mọi quy định của pháp luật về giao thông”.

- Tăng cường công tác giáo dục đảm bảo ATGT thông qua tuyên truyền cho học sinh về đảm bảo TTATGT, tuyên truyền lưu động Luật Giao thông đường bộ, trang bị 100 bảng tin ATGT tại các trường học, đồng thời kết hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm… có những hành động cụ thể nhằm nâng cao nhận thức về TTATGT trong học sinh. Các em các em học sinh khối 6 cần được hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách, cách ngồi an toàn sau xe máy, xe đạp. Đây đều là những kiến thức cần thiết rất gần gũi với đời sống hàng ngày.

Về các biện pháp cụ thể, chúng ta có thể xây dựng “cổng trường an toàn giao thông” thành lập đội sao đỏ trực ở cổng trường nhắc nhở HS, PHHS vi phạm luật ATGT như không đội mũ bảo hiểm hoặc trừ điểm thi đua những em HS vi phạm, ngoài ra còn xây dựng “cổng trường 5 không, 3 có” và đưa việc chấp hành Luật Giao thông Đường bộ làm một tiêu chí để đánh giá đạo đức của học sinh, cũng như một tiêu chí để đánh giá thi đua của nhà trường như: tổ chức cho học sinh ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông Đường bộ và có những chế tài thích hợp trong việc đánh giá, nhận xét cuối năm về hạnh kiểm, đạo đức.

- Phát động khuyến khích các em tham gia tốt các cuộc thi giao thông thông minh trên Internet, An toàn cùng xe đạp điện…

- Thêm nữa, một trong những giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đó là định hướng nhắc nhở HS sử dụng xe buýt, xe hợp đồng Dasu đưa đón học sinh trong nhà trường. Qua đó, thời gian đưa đón các em cũng được trường sắp xếp khoa học, đúng giờ. Việc tổ chức tốt phương tiện đưa đón này còn giúp phụ huynh tiết kiệm được thời gian, giảm thiểu lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân trên đường phố, hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông tại cổng trường, tạo được sự đồng thuận trong hội phụ huynh.

Điều 32, Luật Giao thông đường bộ quy định: người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường, có cầu vượt, có hầm dành cho người đi bộ. Ở những nơi không có các điều kiện này, người đi bộ khi qua đường phải tự chịu trách nhiệm về an toàn cho mình.

Thực tế có nhiều phụ huynh đưa đón học sinh lấn chiếm lòng đường khi tham gia giao thông, cũng như chưa xây dựng được hình ảnh đẹp về văn minh đô thị trong mắt trẻ thơ. Về phía nhà trường, bên cạnh công tác nhắc nhở phụ huynh, cũng cần bố trí sắp xếp việc đưa đón học sinh trong sân trường sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại nhà trường, tránh tái diễn ùn tắc. Đó cũng là cách thể hiện nét đẹp văn hóa giao thông, mỹ quan đô thị ngay từ cổng trường, nơi khởi nguồn tri thức.

- Thiết nghĩ, các biện pháp nêu trên nếu được thực hiện đồng bộ thì sẽ tạo được một phong trào thi đua mạnh mẽ trong ngành Giáo dục và sẽ đạt được những kết quả tốt trong việc đảm bảo trật tự ATGT trong học sinh, sinh viên nói riêng và toàn xã hội nói chung.

* Tóm lại: Vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, tai nạn giao thông vẫn xảy ra với con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt pháp luật về An toàn giao thông.

Các em học sinh là tương lai của đất nước, sức khỏe, thành công của các bạn là vinh quang của tổ quốc, vì thế, ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng chung tay hành động vì tương lai, vì một xã hội an toàn, không tai nạn giao thông, không tai nạn do thuốc súng, pháo nổ…

Đối với các học sinh luôn nhận được sự quan tâm chăm sóc giáo dục, của gia đình, nhà trường và xã hội, được học những kiến thức cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông từ khi còn là học sinh tiểu học, vậy thì đây chính là lúc các em cần áp dụng kiến thức vào thực tiễn để bảo vệ bản thân, gia đình và bạn bè, đồng thời góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông cho toàn xã hội… Bởi thế, tìm hiểu về luật an toàn giao thông và nghiêm chỉnh chấp hành luật khi tam gia giao thông là điều vô cùng quan trọng. Khi tham gia giao thông, điều quan trọng là phải hiểu biết về các quy định đối với người tham gia giao thông, biết hệ thống tín hiệu giao thông, từ đó sẽ giảm được khả năng gây ra hoặc gặp phải tai nạn. Những điều đó, học sinh học được hằng ngày, ngoài ra các em còn có thể học thêm trong sách vở, qua các phương tiện thông tin đại chúng... Hãy biến điều đó thành ý thức tự giác, thành thói quen vì một cuộc sống an toàn, vì một xã hội đầy tình người và không có tai nạn giao thông!

Ngoài câu hỏi Thầy cô hãy xây dựng kế hoạch giảng dạy nội dung giáo dục an toàn giao thông trong môn học giáo dục công dân, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo và tìm hiểu về Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho học sinh 2022, Câu hỏi an toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ dành cho giáo viên 2022 để trang bị thêm kiến thức tốt nhất về Luật giao thông Việt Nam.

Đánh giá bài viết
1 361
Sắp xếp theo

    Cuộc thi An toàn giao thông

    Xem thêm