Cây tre không ai biết nó có từ bao giờ, chỉ biết nó đã gắn bó và trở nên thân thuộc với người dân Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Tre không chỉ là biểu tượng của Việt Nam mà còn là một người bạn tri kỉ, gần gũi và đáng yêu, giúp đỡ con người rất nhiều.
Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt được bao bọc trong những lớp áo giáp có những chiếc gai nhỏ; rồi măng lớn dần theo thời gian trở thành một cây tre xanh tốt, cứng cáp, dẻo dai. Tre vươn thẳng, hiên ngang giữa trời đất. Trung bình một cây tre trưởng thành cao cao trên 10m, thân tre thuôn dài, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc được chia thành nhiều khúc nhỏ, mỗi khúc được ngăn cách bởi một mắt tre màu nâu nhạt. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn. Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác mọc thành chùm. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ. Một vòng đời của tre có thể lên đến gần trăm năm và khi tre nở hoa cũng là lúc vòng đời của nó khép lại. Hoa tre có màu vàng, nhỏ li ti, mọc thành chùm.
Với những đặc điểm trên, tre giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống. Khi nước nhà còn nghèo, người nông dân làm công cụ lao động (cán cuốc, cối xay tre,…) và vũ khí chiến đấu (gậy, chông, giáo mác) từ tre. Tre tỏa bóng mát cho bản làng xóm thôn, la nơi người dân nghỉ ngơi, trò chuyện những trưa hè nóng bức để gắn kết tinh cảm; những chú trâu lười biếng nằm dưới bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, trong khi người nông dân say nồng. Không những thế, từ tre, con người còn làm ra những đồ dùng thân thuộc: đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ… Đối với lũ trẻ con ở miền thôn quê, tre làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…
Từ tất cả các yếu tố trên, tre xứng đáng là người bạn thân thuộc và là biểu tượng cho đất nước Việt Nam. Trước đây, bây giờ và mai sau, tre mãi mãi giữ một vị trí quan trọng trong lòng người dân của đất nước này không gì có thể thay thế được.
Việt Nam vốn là một quốc gia nông nghiệp với sự cần củ, chăm chỉ của người nông dân. Từ xưa, hình ảnh cây tre đã gắn liền với đời sống của người dân nước ta, cùng ta trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và cùng ghi tên vào lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Cây tre từ một mầm măng yếu ớt với cái thân hình bé nhỏ hình nón, trên đầu nhọn hoắt và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Rồi rồi lớn dần, trưởng thành theo thời gian. Thân tre gầy guộc hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. tre bền bỉ hiên ngang chẳng dễ gì bị ngã dưới mưa gió. Trên thân tre có rất nhiều rất nhiều gai nhọn như những chiếc kim giúp tre tự vệ. Lá của tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những hình gân song song trên lá như những chiếc thuyền nan rung rinh theo những cơn gió thoảng. Rễ tre thuộc loại rễ chùm, gầy guộc và cằn cỗi nhưng bám rất chắc chắn vào đất giúp giữ mình không bị đổ trước những cơn gió dữ.
Có thể nói cây tre rất có giá trị trong mọi mặt. Với cây tre nó gắn liền với những nền văn hóa cổ xưa, từ rất lâu nó đã trở thành một người bạn thân thuộc, gắn bó sâu sắc với người dân. Trong nền kinh tế, cây tre được con người chế tạo thành những thành phẩm vô cũng đáng yêu và có giá trị xuất khẩu. Con người dùng nó để đan các loại rổ, rá, cốt, ví, làm tăm… và nhiều đồ dùng có giá trị cao khác. Khi cây tre còn nhỏ còn gọi là măng; đây là một loại thức ăn rất có giá trị và được nhiều người ưa chuộng. Lá tre nhỏ với một màu xanh sáng sủa, con người dùng nó để làm thức ăn cho trâu bò. Ngoài ra, cây tre còn được dùng để làm ra những vật dụng trong gia đình như giường tre, chõng tre, rổ, cũi,… Không chỉ có thế, tre được mọc thành bụi, chùm. Những rặng tre rợp bóng ở đường làng, nghiêng xuống nơi bờ ao không còn mấy nữa. Nhiều người quên mất rằng bao đời tổ tiên người Việt khai phá đồng bằng Bắc Bộ được như ngày hôm nay là do đắp đê chống lụt, trị thuỷ. Những triền đê được giữ vững trước nước lụt, bão tố, ngoài phần công sức của người Việt xưa bao đời bồi đắp, thì còn có phần công sức của những bụi tre có tác dụng giữ đất, chống xói lở.
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sĩ Nguyễn Duy,... Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ rưng, sáo, kèn,... Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm... Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà khí chất.
Nhiều năm tháng qua đi nhưng cây tre vẫn gắn bó sâu sắc với người dân và phủ khắp đất nước Việt Nam này. Dù cho xã hội có phát triển, con người có hội nhập thì cây tre mãi là người bạn trung thành của con người hôm nay và mai sau.