Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ca Huế
VnDoc xin giới thiệu bài Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Ca Huế hay, chính xác nhất sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản từ đó học tốt môn Ngữ văn 7.
Bài: Ca Huế
A. Bố cục Ca Huế
Chia văn bản thành 3 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế
- Đoạn 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế
B. Nội dung chính Ca Huế
Văn bản tập trung trình bày nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế
C. Tóm tắt tác phẩm Ca Huế
Những đặc trưng nổi bật của ca Huế từ môi trường diễn xướng, số lượng người trình diễn, số lượng khán giả, số lượng nhạc công, nhạc cụ và phong cách biểu diễn ca Huế. Từ đó thấy được nét đặc sắc, độc đáo của bộ môn nghệ thuật này.
D. Tác giả, tác phẩm Ca Huế
1. Thể loại: Văn bản thông tin
2. Xuất xứ: Theo cục di sản văn hóa, dsvh.gov.vn
3. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
4. Tóm tắt tác phẩm Ca Huế
Văn bản trình bày những đặc điểm về nguồn gốc, quy định, luật lệ và giá trị nghệ thuật, thành tựu của thể loại âm nhạc Ca Huế.
5. Bố cục tác phẩm Ca Huế
Chia văn bản thành 2 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “tầng lớp công chúng”: Nguồn gốc của ca Huế
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “nhạc đệm hoàn hảo”: Quy định và luật lệ của ca Huế
- Đoạn 3: Còn lại: Giá trị nghệ thuật và thành tựu của ca Huế
6. Giá trị nội dung tác phẩm Ca Huế
- Ca ngợi những đặc điểm riêng biệt, quy định về cách thức tiến hành hoạt động ca Huế, thể loại âm nhạc đỉnh cao trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam.
7. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Ca Huế
- Phân tích lập luận giải thích về quy định cách thức tiến hành hoạt động ca Huế
E. Đọc tác phẩm Ca Huế
(1) Ca Huế khởi nguồn từ hát cửa quyền trong cung vua phủ chúa, với hình thức diễn xướng mang tính bác học, dành cho giới thượng lưu say mê nghệ thuật. Theo thời gian, lối hát thính phòng này dần được dân gian hóa để có điều kiện đến với nhiều tầng lớp công chúng. […]
2. Môi trường diễn xướng của ca Huế thường ở trong một không gian hẹp, số lượng người trình diễn và người nghe hạn chế, do tính chất của âm nhạc mang tính tâm tình, tự sự. Ca Huế không trình diễn trước đám đông hoặc hát dưới ánh Mặt Trời. Số lượng người trình diễn cho một buổi ca Huế có khoảng từ 8 đến 10 người, trong đó, số lượng nhạc công có từ 5 đến 6 người. Ca sĩ, nhạc công sẽ hòa đàn và hát các bài bản trong các nhạc mục của ca Huế. Biên chế của dàn nhạc phải sử dụng đạt chuẩn 4 hoặc 5 nhạc cụ trong dàn ngũ tuyệt cổ điển, bao gồm: đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn tranh, đàn tam; và tuỳ theo từng trường hợp, có thể không có cây đàn tam mà bổ cây đàn bầu với đầy đủ biên chế của dàn ngũ tuyệt, hoặc có thể dùng dàn tứ tuyệt bao gồm các nhạc cụ: nguyệt, nhị, tì và đàn tranh hoặc đầy đủ hơn là dàn lục ngự: tam, tì, nhị, nguyệt, tranh, bầu.
Trình diễn ca Huế là một cuộc tao ngộ giữa các tao nhân mặc khách có hiểu biết về văn hoá và âm nhạc. Buổi biểu diễn không bị lệ thuộc vào quy trình cứng nhắc giữa người thưởng thức và người trình diễn mà có sự hiểu biết lẫn nhau giữa chủ và khách, thể hiện bằng hai phong cách:
– Biểu diễn truyền thống: người biểu diễn và người thưởng thức có mối quan hệ thân thiết, có biết nhau hoặc có nghe về tài nghệ biểu diễn của nhau. Họ cùng ở trong một địa bàn hoặc đến từ các vùng miền khác nhau, am hiểu về ca Huế. Buổi biểu diễn được xen kẽ với các nhận xét, đánh giá, bình phẩm giống như một cuộc toạ đàm nhỏ về nghệ thuật ca Huế.
Biểu diễn cho du khách: có người giới thiệu chương trình, quá trình hình thành, phát triển cũng như giá trị của ca Huế với các tiết mục biểu diễn minh hoạ của nghệ nhân. Hình thức này chỉ mới xuất hiện trong khoảng nửa cuối thế kỉ XX, là loại hình biểu diễn ca Huế trong các hội làng, cưới hỏi và sau này, phổ biến trong phục vụ du lịch trên sông Hương.
Ca Huế được các nghệ nhân tài danh sáng tạo, bổ sung, tạo thành hệ thống bài bản phong phú, với giai điệu hoàn chỉnh, mang tính nghệ thuật cao, lời ca giàu chất văn học, kĩ thuật ca hát tinh tế, điêu luyện, nhạc đệm hoàn hảo […]
(3) Là thể loại âm nhạc kết hợp giữa dân gian, chuyên nghiệp và bác học của ca nhạc thính phòng, một thể loại âm nhạc đỉnh cảm trong toàn bộ các di sản âm nhạc truyền thống Việt Nam, ca Huế đã được Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1877/QĐ-BVHTTDL ngày 08 tháng 6 năm 2015.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Hội thi thổi cơm