Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 10

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất

Câu 1: Đại dương nào sau đây không có vành đai động đất chạy qua?

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 2: Vành đai động đất lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

c. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 3: Vành đai núi lửa lớn nhất chạy dọc bờ của

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 4: Dãy núi trẻ lớn nhất chạy dọc theo phía Tây của châu

A. Mĩ. B. Á C. Âu D. Phi.

Câu 5: Núi lửa và động đất tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Đông và Đông Nam châu Á.

B. Nam Á và Tây Nam châu Á.

C. Phía tây Bắc Mĩ và Nam Mĩ.

D. Phía đông châu Á và Bắc Phi.

Câu 6: Nơi tiếp xúc của các mảng kiến tạo thường không phải là nơi có các

A. Vành đai núi lửa.

B. Vành đai động đất.

c. Vùng núi trẻ.

D. Vùng núi già.

Câu 7: Quá trình bóc mòn là

A. Quá trình phá hủy, làm biến đổi các loại đá và khoáng vật.

B. Quá trình tích tụ (tích lũy) các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi.

C. Quá trình làm các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi dời khỏi vị trí bạn đầu.

D. Quá trình di chuyển các sản phẩm đã bị phá hủy, biến đổi từ nơi này đến nơi khác

Câu 8: Địa hình khối khoét mòn ở các hoang mạc là do

A. Băng hà. B. Bước chảy trên mặt. C. Gió. D. Nấm đá.

Câu 9: Núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

A. Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương,

C. Bắc Băng Dương.

D. Đại Tây Dương.

Câu 10: Quá trình bóc mòn do băng hà tác động tạo nên dạng địa hình

A. Phi – o. B. Hàm ếch. C. Hang động các–xtơ. D. Nấm đá.

Câu 11: Địa hình do nước chảy trên bề mặt tạo thành các rãnh nông, các khe rãnh xói mòn, các thung lũng sông suối,.. được gọi là

A. Địa hình thổi mòn.

B. Địa hình khoét mòn.

C. Địa hình mài mòn.

D. Địa hình xâm thực.

Câu 12: Những cách đồng giữa núi của nước ta ở Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình được hình thành do quá trình

A. Xâm thực bởi băng hà.

B. Xâm thực bởi nước chảy trên mặt.

C. Sự vận động nâng lên của địa hình hai bên.

D. Thổi mòn do gió.

Câu 13: Tác động của ngoại lực, một chu trình hoàn chỉnh nhìn chung diễn ra tuần tự theo các quá trình như sau

A. Phong hóa – vận chuyển – bóc mòn – bồi tụ.

B. Phong hóa – bồi tụ - bóc mòn – vận chuyển.

C. Phong hóa – bóc mòn – vận chuyển – bồi tụ.

D. Phong hóa – bóc mòn – bồi tụ - vận chuyển.

Câu 14: Châu lục nào sau đây không tập trung các dãy núi trẻ?

A.Mĩ. B. Á C. Âu D. Phi.

Câu 15: Nội lực và ngoại lực là hai lực

A. Cùng chiều nhau, có vai trò như nhau trong việc tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

B. Ngược chiều nhau, ít có vai trò trong việc hình thành các dạng địa hình trên bề mặt trái đất.

C. Cùng chiều nhau, làm cho địa hình trái đất ngày càng cao hơn.

D. Đối nghịch nhau, có tác động đồng thời và tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt trái đất

Câu 16: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, động đất và núi lửa thường tập trung ở

A. giữa đại dương.

B. trung tâm các lục địa.

C. 2 vùng cực.

D. Nơi tiếp xúc của các địa mảng.

Câu 17: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, ở bờ Tây Thái Bình Dương, vanh đai động đất và núi lửa hình thanh do sự tiếp xúc của các địa mảng

A. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin ,mảng Ấn Độ - Australia.

B. Mảng Phi, mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Philippin.

C. Mảng Âu – Á ,mảng Thái Bình Dương, mảng Phi, mảng Ấn Độ - Australia.

D. Mảng Âu – Á, mảng Thái Bình Dương, mảng Nazca, mảng Ấn Độ - Australia.

Câu 18: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất và núi lửa ở bờ Đông Thái Bình Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng

A. Màng Bắc Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Na-zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Phi, mảng Na – zca.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Na – zca, mảng Thái Bình Dương.

Câu 19: Dựa vào hình 7.3 và hình 10 trong SGK, vành đai động đất trên Đại Tây Dương nằm ở nơi tiếp xúc của các địa mảng

A. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Na – zca.

B. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Phi.

C. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực, mảng Phi.

D. Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu – Á, mảng Nam Cực.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 10: Thực hành nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm