Tràng Giang 1
Tràng Giang - Huy Cận
Tràng Giang là bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Huy Cận. VnDoc.com vừa sưu tập về những kiến thức để tìm hiểu về bài Tràng Giang, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook:Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Tràng Giang
NHẬN XÉT:
- “Người gọi dậy cái hồn buồn của Đông Á. Người khơi dậy cái mạch sầu mấy ngàn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”. (Hoài Thanh)
- “Chàng than nỗi tháng ngày vùn vụt, bảo rằng hoa xuân không đậu, đời thoảng mùi hôi, trong khi mình chưa sống hết tuổi xuân, đang độ trẻ măng của đời người! Cái tiếc sớm, cái thương ngừa ấy chẳng qua là sự trá hình của lòng ham đời, là cái tật dĩ nhiên của kẻ yêu sự sống” (Xuân Diệu nhận xét về “Lửa thiêng”)
- "Thơ viết về đất nước, thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình" (Xuân Diệu).
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Tác giả:
- Huy Cận – Cù Huy Cận, ông yêu thích thơ Việt Nam, thơ Đường, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp.
- Ông là một trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng triết lí, một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại.
- Tác phẩm: Kinh cầu tự (1942), Vũ trụ ca (1940-1942), Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960)…
2. Tác phẩm:
- Tràng Giang là một trong những bài thơ hay nhất tiêu biểu nhất của Huy Cận.
- Bài thơ viết năm mùa thu 1939 (in trong tập Lửa thiêng) khi tác giả đứng bên bờ Nam bến Chèm nhìn cảnh sông Hồng bát ngát vắng lặng mà nghĩ đến kiếp người.
- Bài thơ lúc đầu viết theo thể lục bát có tên Chiều trên sông, sau đổi thành thất ngôn đặt nhan đề Tràng Giang.
II. PHÂN TÍCH:
1. Bố cục:
- Đoạn một: 3 khổ đầu miêu tả bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
- Đoạn hai: khổ cuối tình yêu quê hương thầm kín của tác giả.
2. Nhan đề: “Tràng giang”
- “Tràng” theo nghĩa Hán- Việt: sông
- “Giang” đọc chệch âm từ trường: dài
- Tràng giang không chỉ là con sông dài, mà còn rộng lớn, không mang một ý nghĩa cụ thể nào, mà mang ý nghĩa khái quát gợi nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
- “Tràng giang” với vần “ang”: gợi ra âm hưởng vang xa và trầm lắng ngân vang trong lòng người
đọc, gợi lên vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại.
- Dòng sông của thi ca, của tâm tưởng.
3. Lời đề từ:
- “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”
- Cảnh: “trời rộng”, “sông dài” Không gian mênh mông vô biên.
-Tình: bâng khuâng, nhớ Tâm trạng buồn, cô đơn giữa trời rộng sông dài.
- Câu thơ đề từ là định hướng cảm xúc chủ đạo cho toàn bài thơ: nỗi buồn sầu man mác lan tỏa nhẹ nhàng sâu lắng.
4. Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ:
a. Cảnh sông nước: khổ 1
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.”
- Hình ảnh: “sóng gợn”, “thuyền xuôi mái nước song song” Cảnh mênh mông vô tận, thuyền xuất hiện càng làm cho cảnh hoang vắng.
- Động từ: “gợn” miêu tả chuyển động nhẹ nhàng.
- Nhân hóa: “sóng” – “buồn điệp điệp” cơn sóng vô tri nay lại mang nỗi buồn triền miên.
- Miêu tả thuyền nước, nhưng lại gợi ra không gian vươn theo chiều dài (cái nhỏ nhoi của con người càng nổi bật trên cái mênh mông xa vắng của trời rộng, sông dài và ngược lại)
“Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.”
- Nghệ thuật đối: “thuyền về - nước lại” gợi sự chia lìa, nguyên cớ của nỗi sầu trăm ngã.
- Đảo ngữ: “Củi”- “một cành khô lạc mấy dòng”, nhấn mạnh thi liệu :củi khô- gợi sự khô héo trôi
nổi.
- Biểu tượng sự chìm nổi cô đơn, thân phận con người lạc loài, lênh đênh vô định thể hiện sự xót xa thấm thía đến tội nghiệp của tác giả.
- Từ ngữ: “buồn điệp điệp”, “sầu trăm ngã” nỗi buồn miên man da diết, mênh mông, trùng điệp
- Nỗi buồn thầm lặng của nhà thơ trước cảnh mênh mông rợn ngợp.
b. Cảnh bến bờ: khổ 2
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều”.
- Không gian “cồn nhỏ, cây lơ thơ, gió đìu hiu” vẻ hoang vắng
- Đảo ngữ : “chợ chiều”- vãn ở làng xa nhấn mạnh sự thưa thớt.
- Thời gian: “chiều” thời gian quen thuộc gợi nỗi buồn
- Từ láy: “lơ thơ, đìu hiu” kết hợp hình ảnh “chợ chiều” sự buồn bã, cô quạnh, tĩnh mịch của không gian.
- Âm thanh: “chợ chiều” – cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt, cuộc sống tàn tạ, tuy có chút hơi người.
Thời gian và không gian không chỉ được miêu tả khách quan mà bản thân nó chứa đựng tiền đề miêu tả.
“Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.”
- Hình ảnh: “nắng xuống >< trời lên”: gợi chiều cao, chiều sâu, không gian ngược hướng đẩy xa nhau.
- “Chót vót”: thường dùng chỉ độ cao, mang giá trị mời mẻ về tạo hình.
- “Sông dài >< trời rộng”: không gian mở ra chiều dài và chiều rộng.
- “Bến cô liêu”: nhỏ bé hoang sơ
- “Sông dài trời rộng >< bến cô liêu”: con người nhỏ bé trước không gian hoang sơ vắng lặng của cảnh vật.
- Nỗi buồn như chiếm cả không gian, đất trời vũ trụ, khó thể xóa nhòa.
c. Thiên nhiên hoang vắng: khổ 3
“Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
- Hình ảnh ẩn dụ: “bèo dạt” Kiếp sống nhỏ bé cô đơn trôi nổi.
- Câu hỏi: “về đâu” gợi cảm giác bấp bênh, vô định trôi nổi của một kiếp người.
- Từ ngữ: “mênh mông”, “hàng nối hàng”, “lặng lẽ”, “dạt”, “không một chuyến đò ngang”, “không
cầu”…
- Tô đậm cảm giác hiu quạnh
- Điệp từ phủ định: “không” – không có sự tiếp nối đôi bờ khao khát mong chờ dấu hiệu của sự sống trong cảnh cô quạnh.
- “Bờ xanh bãi tiếp vàng”: màu héo úa của thiên nhiên, gợi sắc màu tâm trạng.
Cảnh lặng lẽ hoang vắng, sự vật không tìm đến nhau mà gợi sự xa vời. Nỗi buồn trước cảnh vật của nhà thơ song hành với nỗi buồn nhân thế, trước cảnh quê hương đất nước.
Bức tranh thiên nhiên đượm tình người qua ba khổ thơ, nỗi buồn man mác bang khuâng của con người trước cảnh vật cũng là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh mất nước.
d. Tình yêu quê hương:
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”
- Hình ảnh cổ điển trong thơ Đường: mây, núi, cánh chim, bóng chiều,…
- Đảo ngữ: “lớp lớp – mây cao” (mây cao lớp lớp) nhiều đám mây xếp lên nhau.
- Nhân hóa: “Đùn”
- Đối: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” >< “Chim nghiêng cánh nhỏ” (bức tranh thiên nhiên hùng vĩ
>< cô đơn bơ vơ, nhỏ nhoi).
- Bức tranh chiều hùng vĩ êm ả.
- Cảm nhận tinh tế về bóng chiều – cánh chim gợi tâm trạng bâng khuâng.
- Tâm trạng nhà thơ:
- Dợn dợn: những xao động liên tiếp khi nhà thơ nhìn con nước nhớ nhà.
- Phủ nhận: “không khói hoàng hôn” mượn ý thơ Thôi Hiệu: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn/
- Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai?”
Chẳng cần khói sóng mà câu thơ của Huy Cận như òa lên nức nở, nỗi nhớ quê như hòa vào tình yêu thiên nhiên. Đằng sau nỗi sầu ấy là tình yêu nước thầm kín của một tri thức bế tắc trước thời đại.
Bốn câu cuối mang ý thơ rất đậm đà, thể hiện ở chỗ nhà thơ đứng lẻ loi giữa vũ trụ bao la, cảm nhận cái lặng lẽ, vĩnh viễn của thời gian, không gian vô hạn với kiếp người hữu hạn.
III. TỔNG KẾT:
1. Nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa hai yếu tố: cổ điển và hiện đại.
- Ngôn ngữ cô đọng hàm súc
- Thủ pháp ước lệ tượng trưng.
- Sử dụng từ Hán Việt làm trang trọng lời thơ
- Sử dụng nhiều điệp ngữ thể hiện đúng tâm trạng lẻ loi, cô đơn.
2. Nội dung:
Bộc lộ nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn trong đó thầm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha.
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Tràng Giang. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...