Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS đối với bộ môn

Trình bày một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS đối với bộ môn là câu hỏi trong tài liệu Mô đun 4 được VnDoc gợi ý chi tiết cho các thầy cô tham khảo chi tiết. Mời các thầy cô cùng theo dõi.

Lưu ý: Nội dung tài liệu bao gồm 19 trang. Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Câu hỏi: Trình bày một số phương pháp, kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS đối với bộ môn.

1. Tìm hiểu việc xác định và lựa chọn phương pháp, kỹ thuật day học phát triển năng lực học sinh

1.1. Phương pháp dạy học phát triển năng lực, phẩm chất học sinh THCS

Phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất có những đặc trưng sau:

Một là, học sinh tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, qua đó tự lực khám phá những điều chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức. Được đặt vào tình huống thực tế, học sinh trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình; từ đó xây dựng kiến thức, hình thành kỹ năng, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kỹ năng đó; không rập theo khuôn mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.

Hai là, chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để họ biết cách nghiên cứu tài liệu, tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới... Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định (ví dụ: các bước cân bằng phương trình phản ứng hóa học, phương pháp giải bài tập toán học...). Giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự … để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo ở học sinh.

Ba là, tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn và sáng tạo nhiều hơn”. Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Bốn là, chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học, đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh). Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau với nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

Biện pháp sử dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất:

- Cải tiến phương pháp dạy học truyền thống và kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.

- Vận dụng các phương pháp dạy học có ưu thế trong việc phát triển năng lực như dạy học giải quyết vấn đề, bàn tay nặn bột, dạy học tình huống, học khám phá, dạy học hợp tác.

- Vận dụng dạy học định hướng hành động như học theo dự án, thực hành, thí nghiệm, trải nghiệm….

- Tăng cường sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học.

- Sử dụng các linh hoạt các kỹ thuật dạy học: kỹ thuật chia nhóm, khăn trải bàn, trình bày một phút, hỏi và trả lời, viết tích cực, mảnh ghép, công não, sơ đồ KWL, tia chớp, think - pair - share, 3 lần 3, bể cá…

- Chú trọng vận dụng các phương pháp dạy học đặc thù: Thực hành, thí nghiệm, luyện tập, nghiên cứu trường hợp….

- Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực và kỹ năng tự học cho học sinh.

2. Phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS

Có nhiều phương pháp dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS: Học tập tích cực (Active learning); Học bằng việc làm (Learning by doing); Học qua giải quyết vấn đề (Problem-based learning); Học qua dự án (Project-based learning); Học qua trải nghiệm (Experiential learning); Học bằng khám phá (Discovery learning);- Học tập gợi mở (Inquiry-based Learning); Học hỗn hợp (Blended learning); Học tập đảo ngược (Flipped learning/classroom); Học hợp tác (Group work in learning); Học tập theo ngữ cảnh (Situated learning); Học tập qua mạng lưới (Networked learning). Trong cuốn tài liệu này, chúng tôi tập trung vào các phương pháp dạy học sau:

2.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

A.. Khái niệm

Giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác.

Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng ở hầu hết các môn học và trong mọi khâu của quá trình dạy học, từng loại bài học: lĩnh hội tri thức mới, củng cố kiến thức và kỹ năng (ôn tập) và vận dụng kiến thức. Đồng thời có thể tiến hành dạy học ở trong và ngoài lớp, trong và ngoài nhà trường.

Dạy học giải quyết vấn đề thường gắn liền với tình huống có vấn đề (lý thuyết hoặc thực tiễn). Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn mà chủ thể có nhu cầu giải quyết.

B. Ưu điểm và hạn chế

- Ưu điểm

+ Tạo điều kiện cho học sinh phát huy được tính chủ động, tính tích cực và sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức và năng lực giải quyết vấn đề; góp phần tích cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Trên cơ sở sử dụng vốn kiến thức và kinh nghiệm đã có, học sinh xem xét, đánh giá được vấn đề cần giải quyết.

+ Phát triển được khả năng tìm tòi, xem xét vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau; huy động được tri thức và khả năng cá nhân, hợp tác, trao đổi, thảo luận để phát hiện và tìm ra cách giải quyết vấn đềt.

+ Lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức một cách sâu sắc, vững chắc. Hơn hết thuật ngữ “giải quyết vấn đề” không chỉ thuộc phạm trù phương pháp mà đã trở thành một mục đích dạy học, được cụ thể hóa thành một mục tiêu là phát triển năng lực giải quyết vấn đề, một năng lực có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được với sự phát triển của xã hội.

- Hạn chế

+ Đòi hỏi giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, năng lực sư phạm vững vàng và có khả năng sáng tạo để tạo ra được nhiều tình huống gợi vấn đề và hướng dẫn học sinh tìm tòi để phát hiện và giải quyết vấn đề.

+ Việc tổ chức tiết học hoặc một phần của tiết học theo phương pháp dạy học giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có nhiều thời gian. Hơn nữa, theo Lecne: “Chỉ có một số tri thức và phương pháp hoạt động nhất định, được lựa chọn khéo léo và có cơ sở mới trở thành đối tượng của dạy học nêu vấn đề”.

+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề thường đi kèm với các phương pháp dạy học khác. Trong một số trường hợp cần có thiết bị dạy học và các điều kiện cần thiết đi kèm thì phương pháp đặt và giải quyết vấn đề mới có hiệu quả (ví dụ: phương pháp thực hành - thí nghiệm).

C. Các loại dạy học giải quyết vấn đề

+ Thuyết trình nêu vấn đề: Giáo viên thực hiện cả 3 khâu là đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề, học sinh đóng vai trò quan sát. Giáo viên sử dụng kết hợp dạy học giải quyết vấn đề với phương pháp thuyết trình (giải thích, minh họa), vấn đáp.

+ Tìm tòi một phần: Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề và tổ chức cho học sinh hoạt động tự lực giải quyết vấn đề nhận thức hoặc giải quyết từng phần của vấn đề nhận thức. Giáo viên kết hợp dạy học giải quyết vấn đề với thí nghiệm, thực hành, vấn đáp, trực quan….

+ Phương pháp nghiên cứu: Giáo viên khéo léo hướng dẫn để học sinh tự lực đề xuất vấn đề nhận thức và tự lực tìm cách giải quyết vấn đề đặt ra. Giáo viên hướng dẫn thực hiện các dự án học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…

.....

3. Kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS

Kỹ thuật dạy học là phương pháp tiến hành các hành động dạy học của giáo viên một cách khéo léo, đạt hiệu quả cao đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học…. Có nhiều kỹ thuật dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh THCS song chúng tôi tập trung vào các kỹ thuật dạy học sau:

3.3.1. Kỹ thuật đặt câu hỏi

A. Khái niệm

Kỹ năng đặt câu hỏi là việc giáo viên thiết kế (soạn) và sử dụng câu hỏi trong quá trình dạy học.

B. Các kỹ năng đặt câu hỏi (theo Bloom)

- Kỹ năng thiết kế (soạn) câu hỏi:

Gồm 2 cấp độ (thấp và cao) với 6 mức độ sau:

+ Câu hỏi" biết": Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ kiện, số liệu, tên người hoặc địa phương, các định nghĩa, định luật, quy tắc, khái niệm.... Cách thức sử dụng: Đặt câu hỏi như Ai..? Cái gì...? Ở đâu....? Thế nào...? Khi nào...? Hãy định nghĩa...? Hãy mô tả...? Hãy kể lại...?

+ Câu hỏi" hiểu": Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ, kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm... khi tiếp nhận thông tin; Cách thức sử dụng: Yêu cầu học sinh hãy so sánh...; hãy liên hệ...; vì sao...? giải thích...?

+ Câu hỏi "áp dụng": Nhằm kiểm tra khả năng áp dụng những thông tin đã thu được vào tình huống mới. Cách thức sử dụng: Tạo ra tình huống mới, các bài tập, các ví dụ giúp học sinh vận dụng những kiến thức, có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu trả lời đúng.

+ Câu hỏi "phân tích": Nhằm kiểm tra khả năng phân tích nội dung vấn đề, từ đó tìm ra mối liên hệ, hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận; Cách thức sử dụng: Yêu cầu sinh phải trả lời: Tại sao...? (khi giải thích nguyên nhân); Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận); Em có thể diễn đạt như thế nào? (khi chứng minh luận điểm).

+ Câu hỏi "tổng hợp": Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra dự đoán, cách giải quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc có đề xuất có tính sáng tạo. Cách thức sử dụng: Tạo ra những tình huống, câu hỏi khiến học sinh phải suy đoán, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo vì vậy đòi hỏi phải có nhiều thời gian chuẩn bị.

+ Câu hỏi "đánh giá": Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đoán của học sinh trong việc nhận định, đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng... dựa trên các tiêu chí đó đưa ra. Cách thức sử dụng: Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không? Tại sao? Nhà văn... có thể được coi là ... vĩ đại hay không? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và tại sao?

3.3.2. Kỹ thuật chia nhóm

3.3.3. Kỹ thuật khăn trải bàn

Được sử dụng nhiều trong quá trình tổ chức thảo luận nhóm, nhằm phát huy sức mạnh trí tuệ của cá nhân cũng như của nhóm. Cụ thể như sau:

- Hoạt động theo nhóm (4 người /nhóm).

- Mỗi người ngồi vào vị trí như hình vẽ minh họa

- Tập trung vào câu hỏi (hoặc chủ đề,…).

- Viết vào ô mang số của bạn câu trả lời hoặc ý kiến của bạn (về một chủ đề...). Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong khoảng vài phút.

- Khi mọi người đều đã xong, chia sẻ và thảo luận các câu trả lời.

- Viết những ý kiến chung của cả nhóm vào ô giữa tấm khăn trải bàn.

Tham khảo các tài liệu Mô đun 4

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm